Trước đây, có nằm mơ Quyên cũng không thể nghĩ được có ngày cô lại phải mệt mỏi và điên đầu khi là chị dâu của những… 3 cô em chồng lười biếng, không có cách cải tạo như hiện nay.
Mới lấy chồng được gần một năm rưỡi, nhưng Quyên (Hà Đông, HN) thấy cuộc sống của mình giờ bị đảo lộn 180 độ và đổi khác hoàn toàn so với trước đây. Ngày nào trôi qua với Quyên cũng là những ngày mệt mỏi, ức chế với hết người em chồng này đến người em chồng khác của chồng.
Chẳng là Quyên về làm dâu nhà chồng khi bố mẹ chồng Quyên chỉ có mình anh xã Quyên là con trai. Ở dưới anh xã Quyên còn có những 3 cô em chồng nữa. Dù em chồng Quyên có người bằng tuổi Quyên, có người kém chị dâu 3-4 tuổi song tính người nào cũng đều trẻ con và lười biếng như nhau.
Ngay từ khi mới kết hôn xong, vợ chồng Quyên đã được bố mẹ chồng mua cho một căn nhà hơn 40m2 ở Hà Nội. Dù căn nhà chỉ ở sâu trong ngõ, nhưng Quyên đã nghĩ vợ chồng cô có thể “an cư lạc nghiệp” bắt đầu cuộc sống mới đầy thuận lợi tại đây.
Trước đây, có nằm mơ Quyên cũng không thể nghĩ được có ngày cô lại phải mệt mỏi và điên đầu khi là chị dâu của những… 3 cô em chồng lười biếng (Ảnh minh họa) |
Nhưng những ngày tháng được sống cảnh vợ chồng son chưa lâu thì một ngày sau 3 tháng kết hôn, Quyên nhận được lệnh của mẹ chồng: “Mẹ cho cả 3 đứa con gái của bố mẹ lên ở với vợ chồng con để tiết kiệm tiền nhà, lại có anh có em bảo ban nhau. Có như vậy, bố mẹ ở quê mới yên tâm được”.
Ban đầu, nhận lệnh của mẹ chồng, Quyên cũng rất vui và chẳng nghĩ ngợi gì. Nhà ở trên này rộng những 4 tầng, lại có thêm mấy em chồng trẻ trung đến ở tuy vợ chồng hơi bất tiện chút nhưng sẽ vui hơn.
“Nhưng sự thật hình như chẳng bao giờ như mình nghĩ cả. Từ ngày 3 em chồng chuyển đến ở cùng, mỗi ngày với mình không có tí vui vẻ nào. Ngược lại, nó cứ trôi qua trong căng thẳng, mệt mỏi và ngột ngạt vì những cô em chồng mà chẳng dám kêu than với ai” - Quyên giãi bày.
Với Thư - cô em chồng bằng tuổi Quyên, dù năm nay đã 26 tuổi nhưng vẫn không có ý tứ chút nào. Sáng nào, Thư cũng ngủ đến sát giờ đi làm mới dậy. Dậy xong, Thư chỉ vệ sinh cá nhân là xách túi đi làm luôn.
Rồi chính tay chồng Quyên lại phải là lượt áo cho em chồng (Ảnh minh họa) |
Chiều tối dù có về nhà sớm, Thư cũng không chịu xuống giúp chị dâu dọn dẹp nhà cửa hay nấu ăn. Ngược lại, Thư chỉ tắm giặt và lên phòng nằm chát chít, lấy đồ ăn vặt và “chờ cơm”. Có hôm "giở giời" thì Thư quét được cái phòng ăn cho chị.
Cô em chồng thứ 2 tên là Linh kém Quyên 3 tuổi cũng trong tình trạng không khá khẩm hơn chị gái mình. Luôn lấy cớ vừa mới đi làm nên cần phải đến công ty sớm, về nhà muộn, việc duy nhất của Linh là hàng ngày tắm rửa cho bản thân và ăn xong giúp chị dâu xếp bát đĩa gọn vào chậu rửa.
Thậm chí, suốt cả tuần, Linh cứ chúi mặt vào máy tính, không biết đến cả việc dọn dẹp phòng mình cho đến khi Quyên phải nhắc khản cổ Linh mới nhấc mông đi dọn dẹp.
Ngứa mắt hơn nữa là cô em chồng thứ 3 tên Ngọc. Ngọc là người em bé nhất nhà và được bố mẹ cùng anh trai rất cưng chiều dù cho năm nay Ngọc cũng là sinh viên năm thứ 2 đại học.
Chưa bao giờ, Ngọc biết đến việc dọn dẹp phòng mình, vì thế phòng Ngọc lúc nào cũng bừa bộn như một bãi chiến trường. Đến nỗi, cuối tuần nào chồng Ngọc cũng phải đích thân lên lau dọn phòng cho em út.
Đã không dọn nhà một lần nào nhưng Ngọc cũng chẳng ý tứ mà luôn bừa bộn, bạ đâu vứt đấy. Ngay đến quần áo của Ngọc thay ra, Ngọc cũng chẳng buồn mang xuống ngâm và cho vào máy giặt. Anh xã Ngọc toàn phải “đi tuần” trên phòng em gái và nhặt nhạnh giúp em. Rồi chính tay chồng Quyên lại phải là lượt áo cho em chồng.
Hàng ngày đối mặt và hầu hạ 3 cô em chồng lười chẩy thây như vậy, lâu dần Quyên đâm ra cáu gắt mệt mỏi. Trong khi Quyên dù có vừa phải trải qua thời gian bầu bí nặng nhọc, rồi sinh nở và có con nhỏ, thì những công việc Quyên làm vẫn không hề thay đổi. Cô vẫn phải đảm nhiệm hết tất thảy mọi việc và hầu hạ cơm nước cho 3 giặc bên Ngô.
“Nhiều lúc vừa phải chăm sóc con nhỏ, vừa phải cơm nước hầu hạ em chồng mà mình tức và tủi thân đến chảy nước mắt. Họa hoằn lắm, lúc mình đi ra ngoài hay đi chợ, nhờ mấy em chồng trông bé cho thì nó mới trông cho một lúc. Thật sự, nếu buổi tối không có chồng về đỡ đần thì đến việc tắm giặt cho bản thân mình cũng chẳng có thời gian. Trong khi các em chồng cứ nhởn nhơ” - Quyên bực bội kể.
Quyên kể tiếp: “Nhiều lần không chịu nổi sự lười biếng, vô ý thức của các em chồng, mình nói ra thì chồng toàn bênh chằm chặp rồi bảo các em còn trẻ con. Nói mãi, nhờ vả mãi thì mấy em chồng mới phân chia nhau cắm cơm giúp mình buổi tối và thi thoảng phơi quần áo giúp. Còn lại tất cả mọi việc mình làm hết. Nhiều khi con khóc, mình ở dưới hò mấy đứa khản cổ cũng chẳng đứa nào chịu xuống trông cháu cho mình làm. Cứ tình hình thế này mình điên mất nhưng chưa dám kể với mẹ chồng”.
Bà mẹ 1 con này còn phân trần: “Mới phàn nàn với chồng về 3 em của mình mà chồng đã chẳng chịu hiểu rồi thì làm sao dám nói với mẹ chồng chứ. Bố mẹ nào chẳng xót con. Kể ra mà mẹ chồng không hiểu rồi lại bảo mình tị nạnh, không hết lòng với em chồng hoặc con dâu không biết điều lại mang tiếng. Nhưng có lẽ mình vẫn nên một lần thử nói thẳng ra với mẹ chồng, em chồng. Vì được lòng trước, mất lòng sau. Chứ như thế này tinh thần luôn khó chịu, bức bối. Để lâu chắc thần kinh mất”.
(Theo Pháp Luật Xã Hội)