UBND TP. Hải Phòng vừa quyết định thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, tổ “đặc nhiệm” này có nhiệm vụ tham mưu cho Hải Phòng trong việc lập lại trật tự trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu DN đang diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn.
Liên tiếp những thương vụ chuyển nhượng bí ẩn
Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH – ĐT) TP Hải Phòng cho biết, trong thời gian từ cuối năm 2011 trở lại đây, Sở KH – ĐT TP Hải Phòng nhận được nhiều yêu cầu của DN đề nghị thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh liên quan đến việc các cổ đông chuyển nhượng cổ phần, liên quan đến việc thay đổi người đại diện trước pháp luật của DN.
Điểm chung nhất của các DN xin thay đổi phần vốn góp đều liên quan đến Cty cổ phần tư vấn và đầu tư Trường Sa (trụ sở tại số nhà 138/34 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) hoặc cá nhân thành viên của DN này.
Theo xác minh từ Sở KH – ĐT TP Hải Phòng, trong lần thay đổi gần đây nhất, ngày 27/06/2011, Cty cổ phần tư vấn và đầu tư Trường Sa có vốn điều lệ khá khiêm tốn, chỉ 4,9 tỷ đồng với bốn cổ đông do ông Ngô Quốc Hùng, Tổng giám đốc làm đại diện trước pháp luật. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, các cổ đông cũng như DN này đã nhận chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên 13 DN trên địa bàn Hải Phòng với số vốn đăng ký hơn một nghìn tỷ đồng để trở thành chủ sở hữu mới.
Theo quy định của Luật DN, việc chuyển nhượng phần vốn góp tại DN đồng nghĩa với viêc người chủ mới phải gánh chịu toàn bộ các nghĩa vụ và quyền lợi đi kèm. Theo một thống kê chưa đầy đủ, số nợ mà các DN chuyện nhượng cổ phần hiện đang nợ các tổ chức còn lớn hơn rất nhiều số vốn điều lệ được đăng ký.
Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH – ĐT) TP Hải Phòng cho biết, trong thời gian từ cuối năm 2011 trở lại đây, Sở KH – ĐT TP Hải Phòng nhận được nhiều yêu cầu của DN đề nghị thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh liên quan đến việc các cổ đông chuyển nhượng cổ phần, liên quan đến việc thay đổi người đại diện trước pháp luật của DN.
Điểm chung nhất của các DN xin thay đổi phần vốn góp đều liên quan đến Cty cổ phần tư vấn và đầu tư Trường Sa (trụ sở tại số nhà 138/34 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) hoặc cá nhân thành viên của DN này.
Theo xác minh từ Sở KH – ĐT TP Hải Phòng, trong lần thay đổi gần đây nhất, ngày 27/06/2011, Cty cổ phần tư vấn và đầu tư Trường Sa có vốn điều lệ khá khiêm tốn, chỉ 4,9 tỷ đồng với bốn cổ đông do ông Ngô Quốc Hùng, Tổng giám đốc làm đại diện trước pháp luật. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, các cổ đông cũng như DN này đã nhận chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên 13 DN trên địa bàn Hải Phòng với số vốn đăng ký hơn một nghìn tỷ đồng để trở thành chủ sở hữu mới.
Theo quy định của Luật DN, việc chuyển nhượng phần vốn góp tại DN đồng nghĩa với viêc người chủ mới phải gánh chịu toàn bộ các nghĩa vụ và quyền lợi đi kèm. Theo một thống kê chưa đầy đủ, số nợ mà các DN chuyện nhượng cổ phần hiện đang nợ các tổ chức còn lớn hơn rất nhiều số vốn điều lệ được đăng ký.
Công ty TNHH TMCN Thái Sơn đang ”ôm” của các ngân hàng hơn một nghìn tỷ đồng |
Đơn cử, Cty TNHH Công nghiệp – Thương mại Thái Sơn (trụ sở tại Km 8 + 93, quốc lộ 5, xã Nam Sơn, huyện An Dương) có vốn điều lệ 600 tỷ đồng nhưng hiện đang phải gánh khoản nợ quá hạn hơn một nghìn tỷ đồng; Cty cổ phần kinh doanh kim khí Hải Phòng (trụ sở tại 32 Trần Khánh Dư, quận Ngô Quyền) có vốn điều lệ hơn 30 tỷ đồng nhưng đang phải gánh các khoản nợ và các khoản đầu tư bị “đóng băng” lên tới gần 160 tỷ đồng.
Số nợ này cũng được các tổ chức tín dụng xác định là nợ xấu, cần phải tổ chức thu hồi vốn là các tài sản bảo đảm cho các giao dịch tín dụng.
Như vậy, mục đích hướng tới của việc thâu tóm DN có số nợ lớn hơn giá trị tải sản hiện có vẫn là “bí ẩn” với cả cơ quan chức năng trên địa bàn. Đại diện các DN chuyển nhượng cổ phần cho các cá nhân, Cty cổ phần tư vấn đầu tư Trường Sa cho rằng, đây là phương án “tái cấu trúc” của DN.
Lãnh đạo Sở KH – ĐT Hải Phòng quan ngại, năng lực tài chính, kỹ năng quản trị DN của DN tiếp nhận cần được kiểm tra, thẩm định. Việc tái cấu trúc cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng với tư cách là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, nếu các tổ chức tài chính không tham gia vào tiến trình tái cấu trúc DN, việc tái cấu trúc sẽ gặp nhiều rủi ro đối với bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu DN.
Chính quyền quyết liệt vào cuộc
Ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, trước sự sát nhập, thay đổi chủ sở hữu một cách bất thường tại các DN, UBND TP Hải Phòng đã thành lập Tổ công tác để kịp thời nắm bắt tình hình. Tổ công tác với các thành viên thuộc Sở KH – ĐT, Cục Thuế, chuyên viên UBND TP Hải Phòng sẽ rà soát lại toàn bộ quá trình chuyển đổi chủ sở hữu đối với các DN.
Sau khi có kết quả từ Tổ công tác, UBND TP Hải Phòng sẽ có những biện pháp cụ thể đối với từng DN. Mục đích của Tổ công tác nhằm giúp DN duy trì sản xuất, giữ được việc làm ổn định cho người lao động.
Ông Hiệp chia sẻ, các DN thường có xu hướng giấu các khoản lỗ, các khó khăn về tài chính. Để có thể nắm bắt được tình trạng “sức khỏe” của DN, kịp thời đưa ra những giải pháp cấp thiết cũng như thực hiện Đề án điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập quốc tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ phối hợp cùng các tổ chức hội nghề nghiệp như Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng, Hội DN, Hội DN trẻ TP, Hội DN các quận, huyện duy trì chế độ giao ban báo cáo hàng kỳ, hàng tháng. Thông qua hoạt động này, Hải Phòng đồng hành cùng DN tháo gỡ khó khăn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho thích hợp với tình hình mới.
Ông Hiệp thẳng thắn bày tỏ quan điểm, hầu hết các DN dùng biện pháp tái cấu trúc sản xuất đều trong tình trạng khó khăn về tài chính. Do vậy, trong quá trình tái cấu trúc, nhất thiết cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Nếu các tổ chức tín dụng không tham gia vào quá trình tái cấu trúc, việc cơ cấu lại các khoản nợ nhằm giúp DN ổn định sản xuất rất khó khả thi.
Hải Phòng đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hải Phòng phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, kiểm tra các hoạt động tín dụng. Trường hợp phát hiện có sai phạm, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hải Phòng phải thông báo ngay tới Sở KH- ĐT để phối hợp xử lý.
Theo ông Hiệp, hiện chưa có bằng chứng về thông tin các DN nhận chuyển nhượng những DN có số vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng chỉ với giá 1 USD hay 20.000 đồng. Tuy nhiên, những uẩn khúc trong việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển sở hữu chủ đối với các DN trong thời gian tới cũng sẽ được Ban chỉ đạo, đổi mới DN thuộc UBND TP Hải Phòng làm rõ.
Nếu người nhận chuyển nhượng cổ phần không thực hiện các nghĩa vụ tài chính, vi phạm các quy định của Luật DN, Hải Phòng sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng các khó khăn của DN để thôn tính DN trái luật.
Theo ông Hiệp, rất có thể những DN này hy vọng trong thời gian tới, Nhà nước có chính sách giãn nợ, xóa nợ đối với một số khoản tín dụng. Do vậy, nếu thâu tóm được DN đang mang những món nợ xấu tại thời điểm hiện tại khi thị giá DN xuống thấp, người nhận chuyển nhượng sẽ hưởng lợi từ việc mua rẻ DN. Đây không phải là biện pháp tái cấu trúc DN, ông Hiệp quả quyết.
Số nợ này cũng được các tổ chức tín dụng xác định là nợ xấu, cần phải tổ chức thu hồi vốn là các tài sản bảo đảm cho các giao dịch tín dụng.
Như vậy, mục đích hướng tới của việc thâu tóm DN có số nợ lớn hơn giá trị tải sản hiện có vẫn là “bí ẩn” với cả cơ quan chức năng trên địa bàn. Đại diện các DN chuyển nhượng cổ phần cho các cá nhân, Cty cổ phần tư vấn đầu tư Trường Sa cho rằng, đây là phương án “tái cấu trúc” của DN.
Lãnh đạo Sở KH – ĐT Hải Phòng quan ngại, năng lực tài chính, kỹ năng quản trị DN của DN tiếp nhận cần được kiểm tra, thẩm định. Việc tái cấu trúc cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng với tư cách là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, nếu các tổ chức tài chính không tham gia vào tiến trình tái cấu trúc DN, việc tái cấu trúc sẽ gặp nhiều rủi ro đối với bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu DN.
Chính quyền quyết liệt vào cuộc
Ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, trước sự sát nhập, thay đổi chủ sở hữu một cách bất thường tại các DN, UBND TP Hải Phòng đã thành lập Tổ công tác để kịp thời nắm bắt tình hình. Tổ công tác với các thành viên thuộc Sở KH – ĐT, Cục Thuế, chuyên viên UBND TP Hải Phòng sẽ rà soát lại toàn bộ quá trình chuyển đổi chủ sở hữu đối với các DN.
Sau khi có kết quả từ Tổ công tác, UBND TP Hải Phòng sẽ có những biện pháp cụ thể đối với từng DN. Mục đích của Tổ công tác nhằm giúp DN duy trì sản xuất, giữ được việc làm ổn định cho người lao động.
Ông Hiệp chia sẻ, các DN thường có xu hướng giấu các khoản lỗ, các khó khăn về tài chính. Để có thể nắm bắt được tình trạng “sức khỏe” của DN, kịp thời đưa ra những giải pháp cấp thiết cũng như thực hiện Đề án điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập quốc tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ phối hợp cùng các tổ chức hội nghề nghiệp như Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng, Hội DN, Hội DN trẻ TP, Hội DN các quận, huyện duy trì chế độ giao ban báo cáo hàng kỳ, hàng tháng. Thông qua hoạt động này, Hải Phòng đồng hành cùng DN tháo gỡ khó khăn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho thích hợp với tình hình mới.
Ông Hiệp thẳng thắn bày tỏ quan điểm, hầu hết các DN dùng biện pháp tái cấu trúc sản xuất đều trong tình trạng khó khăn về tài chính. Do vậy, trong quá trình tái cấu trúc, nhất thiết cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Nếu các tổ chức tín dụng không tham gia vào quá trình tái cấu trúc, việc cơ cấu lại các khoản nợ nhằm giúp DN ổn định sản xuất rất khó khả thi.
Hải Phòng đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hải Phòng phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, kiểm tra các hoạt động tín dụng. Trường hợp phát hiện có sai phạm, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hải Phòng phải thông báo ngay tới Sở KH- ĐT để phối hợp xử lý.
Theo ông Hiệp, hiện chưa có bằng chứng về thông tin các DN nhận chuyển nhượng những DN có số vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng chỉ với giá 1 USD hay 20.000 đồng. Tuy nhiên, những uẩn khúc trong việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển sở hữu chủ đối với các DN trong thời gian tới cũng sẽ được Ban chỉ đạo, đổi mới DN thuộc UBND TP Hải Phòng làm rõ.
Nếu người nhận chuyển nhượng cổ phần không thực hiện các nghĩa vụ tài chính, vi phạm các quy định của Luật DN, Hải Phòng sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng các khó khăn của DN để thôn tính DN trái luật.
Theo ông Hiệp, rất có thể những DN này hy vọng trong thời gian tới, Nhà nước có chính sách giãn nợ, xóa nợ đối với một số khoản tín dụng. Do vậy, nếu thâu tóm được DN đang mang những món nợ xấu tại thời điểm hiện tại khi thị giá DN xuống thấp, người nhận chuyển nhượng sẽ hưởng lợi từ việc mua rẻ DN. Đây không phải là biện pháp tái cấu trúc DN, ông Hiệp quả quyết.
(Theo PLVN)