- Bệnh đái dầm không gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. Từ những nguyên nhân đã biết về người mắc bệnh đái dầm, có thể đưa ra một vài cách điều trị tổng quan nhất.
Dưới đây sẽ là những cách chung nhất để chữa trị bệnh đái dầm ở người trưởng thành và trẻ nhỏ.
Cách chữa trị bệnh đái dầm bằng cách dùng đồng hồ báo thức: Giúp đánh thức bé khi bé đái dầm. Thiết bị này gồm 2 phần chính: bộ phận cảm nhận ẩm ướt được cài vào quần lót và chuông để đánh thức bé. Một số thiết bị có thêm khả năng rung, giúp đánh thức bé hiệu quả hơn.
Khi bé đái dầm, nước tiểu sẽ kích hoạt bộ phận cảm biến, làm chuông kêu to, đánh thức bé dậy đi vệ sinh. Sau nhiều tuần nghe chuông, bé học được cách nhận biết các tín hiệu của bàng quang và tỉnh dậy trước khi đái dầm. Bé có thể khỏi đái dầm sau 3 tháng luyện tập.
Nghiên cứu cho thấy chứng bệnh đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi môi trường học (từ mẫu giáo lên lớp một), trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợ sệt bị bạn bè bắt nạt... dẫn đến tình trạng trên.
“Tập luyện” cho bàng quang: Khuyến khích bé tăng lượng nước uống vào ban ngày, nghĩ về cảm giác bàng quang đầy nước tiểu, đáp ứng ngay với tín hiệu đầu tiên từ bàng quang và đái kiệt mỗi lần tiểu tiện. Nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ. Tập luyện bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngừng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước ban ngày.
Hạn chế đồ uống: Hạn chế lượng nước trẻ được uống sau bữa tối giúp giảm lượng nước tiểu thải ra vào ban đêm. Ba mẹ lưu ý, không nên tỏ ra quá nghiêm khắc vì bé có thể hiểu nhầm là đang bị trừng phạt. Ba mẹ nên nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu lý do.
Tùy theo môi trường xung quanh: thường thì khi đưa con đi khám bệnh đái dầm, bố mẹ đã thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm cách giảm bệnh. Ví dụ như hạn chế không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hay đánh thức con dậy đi tiểu trước khi bố mẹ đi ngủ.
Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni-lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.
Nên giúp đỡ trẻ qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải tự làm. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25%. Phương pháp này cũng giúp trẻ thêm tiến bộ tự kiểm soát được đái dầm, khoảng 75%.
Đôi khi có thể dùng phương pháp tổng hợp: Dùng một số loại thuốc như oxybutynin chloride (ditropan), imipramine HCl (tofranil), desmopressin acetate (DDAVP). Thuốc chữa đái dầm thường phức tạp, tùy theo những trường hợp khác nhau, cần có đơn của bác sĩ và cần có bác sĩ theo dõi, vừa dùng đồng hồ báo thức cũng cho kết quả tốt.
Thái Thị Hậu