ThS.BS Đỗ Đức Linh - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐK MEDLATEC vừa chia sẻ tới nghìn bác sĩ kỹ thuật điều trị bướu giáp nhân bằng phương pháp đốt sóng cao tần u tuyến giáp sẽ triển khai năm 2018, tại Hội nghị “Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.
Đốt sóng cao tần u tuyến giáp là phương pháp xâm lấn tối thiểu không để lại sẹo ngang vùng cổ, tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược rất thấp so với phẫu thuật,
Phương pháp điều trị bệnh bướu giáp nhân hiện đại
Bướu giáp nhân (hay còn gọi là u tuyến giáp lành tính) là bệnh lý thường gặp nhất của tuyến giáp. Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh trong dân cư lên tới khoảng 40 đến 60% và tỷ lệ nữ/nam khoảng 3:1. U lành tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như: Ho, khó thở, vướng khi nuốt, đau, khối nổi vùng cổ gây mất thẩm mỹ.
Để điều trị bướu giáp nhân hiện có nhiều phương pháp như nội khoa, phẫu thuật. Song các phương pháp này vẫn còn tồn tại những hạn chế như điều trị bằng thuốc cần dùng kéo dài nhiều năm, không loại bỏ nhân mà chỉ ngăn không cho nhân to ra, có thể gây ra những biến chứng tim mạch, loãng xương, bệnh thận. Do không làm giảm kích thước bướu nên ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh.
Đốt sóng cao tần u tuyến giáp lành tính - Kỹ thuật an toàn và hiệu quả cho người bệnh. |
Với việc đưa vào áp dụng phương pháp điều trị bệnh bướu giáp nhân hiện đại nhất hiện nay - Phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) đã đem lại nhiều ưu việt cho người bệnh. Đốt sóng cao tần u tuyến giáp là phương pháp xâm lấn tối thiểu không để lại sẹo ngang vùng cổ, tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược rất thấp so với phẫu thuật, hầu như không gặp biến chứng của suy giáp, tránh nguy cơ phải uống thuốc hóc môn tuyến giáp hàng ngày.
Thời gian phục hồi nhanh, có thể ra viện trong ngày do không phải gây mê, không gây tổn thương các cấu trúc quanh tuyến giáp nên hầu như không đau sau can thiệp; bảo tồn được phần tuyến giáp lành tính - không gây suy giáp (phải uống thuốc thay thế, nhiều ảnh hưởng tiếp theo).
Phương pháp đốt sóng cao tần được áp dụng trong nhiều trường hợp như u gan, phổi thận,thận.. đốt với RF nhân lành tính tuyến giáp nói riêng những trường hợp: Kích thước trên 20mm (có thể đốt các nhân dưới 19mm), nang với phần đặc từ trên 50%, có triệu chứng lâm sàng (vùng cổ, loạn cảm họng, nuốt vướng, khó thở), vấn đề thẩm mỹ, nhân độc tuyến giáp (AFTN) gây nhiễm độc giáp.
Kỹ thuật đốt sóng cao tần an toàn bởi sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 300-500MHz, nhiệt độ 50- 600C trong 4-6 phút gây tổn thương tế bào không hồi phục. Đồng thời được kiểm soát hoàn toàn dưới hướng dẫn siêu âm nên tránh làm tổn thương mạch máu lân cận, chỉ đốt hiệu quả các mạch trong nốt.
Sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân chỉ cần kiểm tra định kỳ: Sau 1, 2, 6 và 12 tháng, sau đó 1 năm 1 lần trong 5 năm, siêu âm, có dopple màu, làm các xét nghiệm liên quan. Thường thì thể tích khối bướu sẽ giảm khoảng 40-60% sau 1 tháng, khoảng 90-95% sau 1 năm và hết các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.
Cập nhật các ứng dụng cận lâm sàng mới
Với mong muốn cập nhật các ứng dụng cận lâm sàng để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh phục vụ nhân dân, mới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tổ chức thành công Hội nghị: “Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.
Bà Kate Suh - Quản lý khu vực Đông Nam Á, Australia và NewZealand tập đoàn Y tế Starmed báo cáo tại hội nghị. |
Theo đó, tại hội nghị, bài báo cáo “Xu hướng mới trong điều trị bướu giáp nhân”, do bà Kate Suh - Quản lý khu vực Đông Nam Á, Australia và NewZealand tập đoàn Y tế Starmed trình bày đã chia sẻ tới gần một nghìn bác sĩ đồng nghiệp đến từ các bệnh viện, phòng khám trên cả nước tham dự về phương pháp đốt sóng cao tần.
Ngoài ra, cũng ở hội nghị này, PGS. TS Lê Văn Phủng - Nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế, Hội đồng cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã chia sẻ tới các bác sĩ tham dự kiến thức, thông tin toàn diện những trường hợp cần chỉ định xét vi sinh.
PGS Lê Văn Phủng cho biết: Hàng năm, mọi người dân đều có thể bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó, đồng thời nhấn mạnh: “Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều cần làm xét nghiệm Vi sinh. Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh, từ đó giúp thầy thuốc có hướng xử trí, điều trị hay đưa ra lời khuyên phòng bệnh tốt nhất cho người bệnh”.
ThS.BS Đỗ Đức Linh - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC báo cáo tại hội nghị. |
Theo đó, bài báo cáo “Vai trò Chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị” do ThS.BS Đỗ Đức Linh - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trình bày đã cập nhật xu hướng sử dụng những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện nay và chia sẻ những các kỹ thuật, dịch vụ đang và sắp triển khai tại MEDLATEC như đốt sóng cao tần u tuyến giáp, siêu âm đàn hồi mô, MRI từ lực cao, quét vú tự động trên siêu âm 3D (ABVS),…
Nhân dịp này, ThS.BS Trịnh Thị Quế - Trưởng Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã chính thức ra mắt hệ thống Automation tự động hoàn toàn lần đầu tiên có mặt ở khu vực Đông Nam Á với sự kết nối của hai hệ thống tự động là A3600 (Abbott) với công suất sử dụng từ 2.200 mẫu/ giờ lên 5.400 mẫu/ giờ và Cobas 8100 (Roche) công suất track là 2000 mẫu/giờ, công suất tổng các modul là 3540 mẫu/giờ.
Đồng thời, cập nhật hàng trăm xét nghiệm mới được triển khai trong năm 2017 thuộc các chuyên khoa Hóa sinh, Miễn dịch, Huyết học, Vi sinh và các xét nghiệm bệnh nghề nghiệp,… và chia sẻ tới các đồng nghiệp định hướng chất lượng của MEDLATEC là luôn tuân thủ theo các quy định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tiêu chuẩn SOP,…
(Theo MEDLATEC)