Theo đó, bệnh nhân là anh Nguyễn Hùng (sinh năm 1973), làm việc trên tàu cá số hiệu QNg 96435TS. Một tuần trước, anh Hùng bị ho, đau tức ngực, cảm giác khó thở nên được đưa vào bệnh xá đảo Trường Sa.

Tại đây, bệnh nhân được test nhanh kháng nguyên sàng lọc 3 lần đều âm tính với SARS-CoV-2. Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy anh Hùng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm, mạch 140 lần/phút, huyết áp 180/120 mmHg, chỉ số SpO2 36%, sốt 390C, lồng ngực hai bên mất cân xứng.

{keywords}
Chuyến bay đón người bệnh từ huyện đảo Trường Sa hạ cánh tại sân đỗ Bệnh viện Quân y 175.

Sau đó, bác sĩ tiến hành dẫn lưu SpO2 90%, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, mạch 110 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg.

Bệnh xá đảo Trường Sa đã kết nối hội chẩn trực tuyến qua hệ thống Telemedicine với Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM). Kết quả chẩn đoán cho thấy, bệnh nhân bị suy hô hấp do viêm phổi diện rộng, biến chứng tràn khí màng phổi trái chưa rõ nguyên nhân.

Nhận định đây là ca nặng, nguy cơ suy hô hấp tiến triển nên các bác sĩ đề nghị đưa bệnh nhân về đất liền điều trị.

{keywords}
Bệnh nhân tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Quân y 175.

Ngay khi nhận lệnh, Binh đoàn 18 đã điều động trực thăng EC 225 số hiệu VN 8616 làm nhiệm vụ. Chuyến bay đã đưa ê-kip cấp cứu của Bệnh viện Quân y 175 khởi hành lúc 2h sáng ngày 24/2 tại sân bay Tân Sơn Nhất. 

Đến 11h cùng ngày, bệnh nhân đã được chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục điều trị. 

Linh Giao

 

Cận cảnh trực thăng bay huấn luyện cấp cứu ngày và đêm tại TP.HCM

Cận cảnh trực thăng bay huấn luyện cấp cứu ngày và đêm tại TP.HCM

Trong chiều và tối ngày 30/12, Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Binh đoàn 18 và Bệnh viện Quân Y 175, Bộ Quốc phòng đã phối hợp thực hiện 14 chuyến bay huấn luyện cấp cứu.