{keywords}
Theo Quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị Khu trung tâm Hòa Bình TP Đà Lạt do UBND tỉnh Lâm Đồng vừa công bố, Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên đồi Dinh, cách chợ Đà Lạt vài trăm mét theo đường chim bay sẽ được di dời nguyên khối để xây dựng trung tâm thương mại - khách sạn.

 

{keywords}
Đây là nơi sinh sống và làm việc của thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức trước kia. Khu đồi dinh có khuôn viên rộng với rất nhiều cây cổ thụ. Từ trước tới nay, giới nghiên cứu về kiến trúc và phong thủy đánh giá vị trí tọa lạc của dinh là “cao điểm long mạch”, có tầm nhìn rộng về các hướng xung quanh, đặc biệt là hồ Xuân Hương.

 

{keywords}
Dinh được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển của các dinh thự châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đẹp bậc nhất ở Đà Lạt. Công trình được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910.

 

{keywords}
Tổng thể dinh thự là khối hình vuông, có hai tầng phía trên và một trệt dùng làm hầm rượu. Phía sau dinh có hai dãy nhà phụ là nơi ở cho người giúp việc và người hầu. Cạnh các nhà phụ là hai hồ chứa nước lọc để cung cấp cho vùng trung tâm thành phố.

 

{keywords}
Mặt trước dinh được thiết kế khá đơn giản, có mái che và lối lên xuống cho ôtô, cùng lối lên bậc thang cửa phụ bên góc.

 

{keywords}
Mặt sau xây dựng khá cầu kỳ, có bố trí cầu thang cả hai bên để lên tầng 1 và tầng 2. Cả hai tầng đều có ban công thiết kế lồi ra giữa.

 

{keywords}
Phần bên trái dinh hướng nhìn về trung tâm thành phố, có lối lên rộng, thoáng dẫn vào 3 cửa ở tầng 1. Sau giải phóng, một thời gian dài dinh tỉnh trưởng được sử dụng làm Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.

 

{keywords}
Trước thời điểm đợt trùng tu vào đầu năm 2014, dinh thự bị bỏ hoang dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng ở một số hạng mục. Việc trùng tu nhằm giữ nguyên hiện trạng, đảm bảo toàn vẹn tổng thể kiến trúc của công trình đồ sộ.

 

{keywords}
Hiện, dinh là trụ sở của Trung tâm văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Lâm Đồng). Lối vào bên trong các khu trưng bày, phòng làm việc là lối cổng chính với không gian khá tối.

 

{keywords}
Điểm nhấn khi vào bên trong dinh là cầu thang bằng gỗ còn nguyên vẹn, lót thảm khá sang trọng, đẹp mắt dẫn lên các phòng trưng bày, làm việc của Trung tâm văn hóa.

 

{keywords}
Nhiều không gian ở tầng 1 và 2 đang đóng cửa. Hành lang giữa các phòng của tầng 2 trưng bày nhiều hình ảnh về Đà Lạt xưa được chụp ở nhiều thời điểm.

 

{keywords}
Còi báo động do chính quyền Pháp lắp trên đỉnh tháp chợ Hòa Bình - Đà Lạt thời điểm năm 1945. Thiết bị gồm 6 còi quay tròn phát ra 4 hướng, được sử dụng với mục đích quân sự.

 

{keywords}
Bên trong phòng lớn hiện trưng bày những hình ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Văn Lý (1955-2010) chụp về TP Đà Lạt và vùng đất Lâm Đồng.

 

{keywords}
Bên ngoài mặt trái dinh và khu hầm rượu là nơi cất giữ đồ đạc, dụng cụ biểu diễn, các loại pano, áp phích...

 

{keywords}
Khá lạc lõng giữa đồi thông cổ thụ là hàng chục chiếc xe đạp cũ treo quanh khung sắt.

 

{keywords}
Nhà bảo vệ trong khuôn viên dinh đóng cửa với một số đồ đạc bên trong.

 

{keywords}
Cổng chính vào bên trong dinh từ đường Lý Tự Trọng. Dinh sau nhiều thời kỳ thay đổi chức năng, thời gian qua là nơi lưu giữ ký ức của Đà Lạt để du khách đến tham quan, tìm hiểu.

 

{keywords}
Khuôn viên đồi Dinh lâu nay đang bị bó hẹp, bao vây bởi bởi nhiều công trình, nhà ở. Tầm nhìn về các hướng hiện nay cũng đã bị hạn chế bởi một số công trình cao tầng xung quanh.

 

{keywords}
Dinh tỉnh trưởng (chấm đỏ) trong khu vực trung tâm Đà Lạt. Ảnh: Google Maps.

 

Kiến trúc sư, giảng viên Khoa Kiến trúc ĐH Yersin Đà Lạt Trần Công Hòa, cho biết dinh tỉnh trưởng là mảng xanh duy nhất, khu vực đất có tính lịch sử. Ngày xưa đây chỉ là ngọn đồi, có dãy nhà phố ở bên dưới. Cái hay của địa điểm này, về mặt địa lý là khu cao nhất vùng của trung tâm, đi đâu cũng thấy. Đồng thời, đây cũng là vùng đất có giá trị di sản kiến trúc.

"Theo đồ án quy hoạch 1/500 vừa công bố, nhà đầu tư muốn xây khách sạn trên này thì không ổn. Vì mảng xanh thành phố sẽ mất đi mà thay bằng khối bê tông", vị kiến trúc sự này chia sẻ.

(Theo Zing)