Tiến trình cổ phần hóa chậm chạp, nhiều NH yếu kém cần tái cơ cấu để hồi sinh là những cơ sở để các chuyên gia nước ngoài đề xuất việc nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong các ngân hàng và DN Việt Nam.

Đòi tăng tối đa tỷ lệ sở hữu

Theo báo cáo của Nhóm công tác thị trường vốn, kế hoạch cổ phần hóa các DN Nhà nước hiện nay được đánh giá là đã bị chậm lại một phần do sự trì trệ của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, Nhóm này đề xuất rằng việc xây dựng một lộ trình cổ phần hoá, theo đó Chính phủ cần tăng tốc chương trình cổ phần hóa thông qua việc xác định một lộ trình mới với các tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu cụ thể.

“Cổ phần hóa DNNN không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh. Bên cạnh đó, cần quy định sau cổ phần hoá, doanh nghiệp bắt buộc các doanh nghiệp phải niêm yết trong vòng một tháng. Chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán rất cần những “hàng hóa có chất lượng” để thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Cổ phần hóa DNNN không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh. Hai ngành chủ lực cần cổ phần hóa trước mắt là Viễn thông và Ngân hàng”, báo cáo viết.

Tuy nhiên, để khơi dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, trước mắt cần nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Việt Nam cần cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 100% cổ phần trong các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành phù hợp với lộ trình cam kết WTO của Việt Nam.

{keywords}

Mặt khác, cần xây dựng một cơ chế để cho nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch cổ phiếu trong các công ty hết “room” một cách thuận lợi, minh bạch. Bên cạnh đó, có thể phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting shares) dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài”, báo cáo viết.

Riêng đối với khối ngân hàng, mức sở hữu của nước ngoài trong ngân hàng “nên được nâng lên 49% vì đây sẽ là một con số thực tế hơn”, theo quan điểm của nhóm này. Quan điểm này cũng được nhấn mạnh trong báo cáo của Nhóm công tác ngân hàng cũng thuộc VBF.

Theo quan điểm của Nhóm công tác ngân hàng, một số nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn vào các ngân hàng trong nước, tuy nhiên những hoạt động này giúp ngân hàng tăng vốn phần nào nhưng mức đầu tư vẫn còn nhỏ lẻ, không đủ sức cung cấp nguồn vốn cần thiết để tái cấp vốn cho ngành ngân hàng.

“Sẽ hữu ích hơn nếu Chính phủ và NHNN cung cấp một lộ trình rõ ràng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tăng cổ phần lên 51% hoặc cao hơn. Chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề nhạy cảm ở nhiều thị trường chứ không chỉ ở riêng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu áp dụng giải pháp này ở Việt Nam, cho dù theo hướng phê duyệt từng trường hợp thì cũng sẽ giúp ngành ngân hàng phục hồi nhanh hơn”.

Trông đợi gì?

Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, thời gian qua Việt Nam đã hoan nghênh sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng dưới nhiều hình thức như thành lập chi nhánh, ngân hàng con, ngân hàng liên doanh và tham gia góp vốn cổ phần.

Hiện nay, Nghị định 69 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam theo quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam ở mức 30% là phù hợp với cam kết mở rộng thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Căn cứ trên cơ sở chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng cổ phần yếu kém tại Quyết định 254, NHNN đã xây dựng trình Chính phủ ký ban hành Nghị định thay thế Nghị định 69 và bổ sung quy định “Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, TTCP quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định trên đối với từng trường hợp cụ thể”.

{keywords}

Với quy định này, có thể thấy việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các ngân hàng đã được “linh hoạt” đáng kể so với quy định hiện hành nếu Nghị định thay thế Nghị định 69 được ban hành trong thời gian tới.

Trong khi đó, về phía Bộ Tài chính, một đại diện cơ quan này cho hay đề xuất về việc “phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting shares) dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài” là một việc “sẽ được xem xét”. Trên thực tế, đây là cách làm đã được một số nước áp dụng gần đây nhằm “giải tỏa” rào cản về hạn chế mức sở hữu cổ phần trong khi vẫn phòng tránh được rủi ro.

Một điển hình áp dụng loại hình cổ phiếu không có quyền biểu quyết này là Thái Lan, thông qua việc thành lập Thai NVDR Co., được sở hữu 100% bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan. Công ty này có trách nhiệm phát hành và bán các cổ phiếu không có quyền biểu quyết (Thai non-voting depository receipts) cho nhà đầu tư nước ngoài.

Mục đích của loại cổ phiếu này là cung cấp một công cụ đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư và hưởng các quyền lợi tài chính (cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…) trong các công ty nội địa nhưng đồng thời giới hạn họ không tham gia vào việc biểu quyết các vấn đề của công ty.

Yến Thanh