Những căng thẳng trong quan hệ Nhật – Trung liên quan đến chủ quyền biển đảo mà đỉnh điểm là những cuộc biểu tình phản đối Nhật diễn ra trong mấy ngày qua.
Đập phá nhà máy
Panasonic đã cho dừng hoạt động 3 nhà máy ở Trung Quốc sau khi người biểu tình tiến hành đập phá các cơ sở kinh doanh của Nhật Bản vào cuối tuần qua trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng khi tranh chấp biển đảo có dấu hiệu tiếp tục leo thang.
Theo truyền thông khu vực, bạo động chống các công ty Nhật Bản đã diễn ra tại Tây An, Đông Quan và Quảng Châu. Một nhà máy Panasonic và đại lý phân phối Toyota ở Thanh Đảo đã bị phá hủy hôm thứ Bảy (15/9) vừa qua. Trong khi đó một cửa hàng bách hóa Jusco cũng bị tấn công. Tại Quảng Châu, người biểu tình đã đột nhập vào trong khách sạn Garden Hotel và đập phá một nhà hàng Nhật Bản ở tầng hai của tòa nhà.
Đại diện công ty cho biết, Panasonic đã quyết định ngừng hoạt động 3 nhà máy tại Trung Quốc cho đến ngày thứ Ba sau khi các nhà máy bị tàn phá. Tập đoàn này cũng ngưng sản xuất tại một nhà máy ở tỉnh Quảng Đông với lý do một số lao động địa phương tham gia đình công, phản đối tuyên bố của Nhật Bản về một quần đảo tranh chấp.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản thì một cửa hàng bách hóa của công ty Heiwado và nhiều siêu thị Nhật Bản tại một số thành phố Trung Quốc cũng đã bị người biểu tình tấn công.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Fuzhong cho rằng, bạo lực không phải là giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Người dân càng không nên tạo mối hận thù với các doanh nghiệp ngay tại đất nước mình.
Thực tế, nhiều chuyên gia đã dự báo, hành động Nhật Bản mua lại quần đảo tranh chấp ở biển Đông có thể làm tổn thương mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Những tranh chấp xung quanh quyền sở hữu của quần đảo này không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế Nhật- Trung.
Panasonic đã cho dừng hoạt động 3 nhà máy ở Trung Quốc sau khi người biểu tình tiến hành đập phá các cơ sở kinh doanh của Nhật Bản vào cuối tuần qua trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng khi tranh chấp biển đảo có dấu hiệu tiếp tục leo thang.
Theo truyền thông khu vực, bạo động chống các công ty Nhật Bản đã diễn ra tại Tây An, Đông Quan và Quảng Châu. Một nhà máy Panasonic và đại lý phân phối Toyota ở Thanh Đảo đã bị phá hủy hôm thứ Bảy (15/9) vừa qua. Trong khi đó một cửa hàng bách hóa Jusco cũng bị tấn công. Tại Quảng Châu, người biểu tình đã đột nhập vào trong khách sạn Garden Hotel và đập phá một nhà hàng Nhật Bản ở tầng hai của tòa nhà.
Đại diện công ty cho biết, Panasonic đã quyết định ngừng hoạt động 3 nhà máy tại Trung Quốc cho đến ngày thứ Ba sau khi các nhà máy bị tàn phá. Tập đoàn này cũng ngưng sản xuất tại một nhà máy ở tỉnh Quảng Đông với lý do một số lao động địa phương tham gia đình công, phản đối tuyên bố của Nhật Bản về một quần đảo tranh chấp.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản thì một cửa hàng bách hóa của công ty Heiwado và nhiều siêu thị Nhật Bản tại một số thành phố Trung Quốc cũng đã bị người biểu tình tấn công.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Fuzhong cho rằng, bạo lực không phải là giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Người dân càng không nên tạo mối hận thù với các doanh nghiệp ngay tại đất nước mình.
Thực tế, nhiều chuyên gia đã dự báo, hành động Nhật Bản mua lại quần đảo tranh chấp ở biển Đông có thể làm tổn thương mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Những tranh chấp xung quanh quyền sở hữu của quần đảo này không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế Nhật- Trung.
Nhà máy sản xuất của Nhật tại Trung Quốc bị phá tan hoang |
Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc, mặc dù doanh thu của thị trường ô tô đang bùng nổ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng cũng tại đây thu nhập của các thương hiệu xe hơi Nhật Bản lại giảm 2% so với một năm trước. Ngược lại, doanh thu của các công ty nước ngoài trong đó có Đức, Mỹ, Hàn, Pháp lại tăng đến 25%, 19% , 12% và 4%.
Luo Lei, Phó tổng thư ký hiệp hội thương nhân xe hơi Trung Quốc vừa cho biết, sức mua sản phẩm Toyota đã giảm đến 15% trong khi Mazda giảm 6% kể từ đầu năm.
Ảnh hưởng kéo dài
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Theo số liệu của tổ chức ngoại thương Nhật Bản, gần 20% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được bán sang đại lục vào năm ngoái, cao hơn so với mức 15,3% sang thị trường Mỹ.
Căng thẳng giữa 2 nước càng làm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á trở nên quá khó khăn. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản vốn đang lao đao vì nhu cầu nhập khẩu từ phía châu Âu sụt giảm mạnh do khủng hoảng nợ.
Theo Liu Li-Gang, chuyên gia đến từ ngân hàng ANZ, tranh chấp đảo khiến sự bất ổn được tăng lên một mức mới. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và ngược lại. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chịu ít thiệt hại hơn.
Năm 2011, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong khi Nhật Bản chiếm vị trí thứ 4 đối với xuất khẩu của Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đạt 148,3 tỷ USD trong khi kim ngạch chiều ngược lại là 194,6 tỷ USD.
Trên sàn chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu của Ajisen China Holdings Ltd., công ty đến từ Nhật Bản, hiện đang quản lý chuỗi cửa hàng mỳ ramen ở Trung Quốc, hôm qua đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong hơn 4 tháng. Cổ phiếu của Aeon Stores (Hong Kong) Co., công ty trực thuộc tập đoàn bán lẻ Aeon nổi tiếng Nhật Bản cũng giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng.
Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa 2 nước đang bị xấu đi do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục suy giảm trong quý II và chạm mức thấp nhất 3 năm.
Komatsu, công ty sản xuất vật liệu xây dựng lớn thứ 2 thế giới, cũng vừa phải cắt giảm dự báo lợi nhuận năm do Trung Quốc thực hiện chiến dịch thắt chặt hơn với thị trường nhà đất. Trong tổng số doanh thu 1,98 nghìn tỷ yên của tháng 3 vừa qua, 14% đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, căng thẳng không khiến Nhật Bản ngừng đầu tư vào Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm, lượng vốn FDI từ các công ty Nhật Bản đổ vào Trung Quốc đã tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 4,37 tỷ USD. Trong khi đó, FDI từ châu Âu giảm 2,7% và từ Mỹ tăng 1%.
Theo ông Liu, quan hệ thương mại và lợi ích kinh tế giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới đã trở nên rất khăng khít trong những năm qua. Tranh chấp ngày càng căng thẳng có thể là đòn mạnh giáng vào không chỉ các nước châu Á mà còn cả đối với kinh tế toàn cầu.
HungNinh (Theo CNN/blomberg)