Thế giới của các hoạt động gián điệp không tồn tại tách biệt với thế giới của chúng ta mà nó hòa lẫn một cách khéo léo và tài tình. Vì các điệp viên sống và trà trộn giữa chúng ta, nên họ cần những công cụ hoạt động có thể che đậy dấu vết và hành động của mình.
Trong thế kỷ trước, công nghệ phục vụ cho hoạt động gián điệp trông có vẻ khá “buồn cười”, tuy nhiên, vào thời đó chúng là những công cụ hỗ trợ đắc lực và vô cùng quan trọng cho các điệp viên. Bộ sưu tập “đồ chơi” gián điệp lớn nhất hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Gián điệp Quốc tế (ở Washington DC) – một trong số ít ỏi những bảo tàng về hoạt động gián điệp trên thế giới. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng có một bảo tàng ở Langley, tuy nhiên, chỉ những khách có giấy mời mới được đến tham quan.
Trong khi chờ đợi có được giấy mời để tham quan bảo tàng này, mời bạn “tham quan” bằng hình ảnh những “đồ chơi” gián điệp thú vị nhất được giới thiệu trên tạp chí danh tiếng Discovery.
Thỏi son hay súng lục?
Vũ khí được ngụy trang khá “gợi cảm” này là “chiến lợi phẩm” tịch thu từ một nhân viên KGB (Ủy ban An ninh của Liên Xô cũ) vào khoảng giữa những năm 1960. Đến nay vẫn chưa rõ liệu “thỏi son” có thể bắn 1 viên đạn 4,5 li này đã bao giờ được sử dụng chưa, nhưng có một thực tế là vào thời đó có một loại vũ khí khá phổ biến là súng bắn thuốc độc xyanua, thường được dùng để ám sát. Những vũ khí bí mật kiểu này này là ví dụ còn sót lại của cái gọi là “các biện phát tích cực” được các gián điệp thực hiện trong giai đoạn đó.
Áo khoác hay máy ảnh?
Chiếc camera tí hon Model F-21 này được KGB chế tạo vào khoảng năm 1970. Nó được đặt kín đáo trong một khuyết áo để trông giống như một chiếc nút áo, và người mặc áo bật/tắt thiết bị thông qua một công tắc để trong túi áo. Để chụp ảnh, chỉ cần siết một thiết bị nhỏ nối với màn trập, lập tức chiếc nút giả sẽ thu được hình ảnh mong muốn
Camera thu nhỏ tài liệu
Vào những năm 1960, cơ quan tình báo Đông Đức đã đưa vào sử dụng thiết bị này. Đây là một máy ảnh, nhưng ngoài chức năng chụp ảnh, nó còn có thể thu nhỏ kích thước văn bản mà nó chụp được lại chỉ còn bằng một dấu chấm nhờ vào một hóa chất. Nhờ vậy, các điệp viên có thể chuyển những thông điệp bí mật của họ một cách “công khai” mà đối phương khó lòng phát hiện.
Giày hay máy phát thu phát tín hiệu?
Trong suốt những năm 1960 và 1970, những nhà ngoại giao làm việc ở Đông Âu thường không mua trang phục như quần áo hay giày ở đây, mà họ chuộng đặt mua hàng (qua thư từ) ở các nước Tây Âu. Lợi dụng xu hướng này, cơ quan tình báo Romania đã móc ngoặc với ngành bưu chính, để họ được quyền gắn một máy thu phát tín hiệu vào đế giày của các đôi giày của những nhà ngoại giao này.
Máy mã hóa Enigma
Vào thời chiến tranh TG II, các tin nhắn gửi qua mạng không dây có nhiều khả năng bị chặn, vì thế người Đức đã sử dụng một thiết bị mã hóa tin nhắn. Thoạt nhìn, chiếc máy Enigma trông giống bất kỳ một chiếc máy đánh chữ bình thường nào, thế nhưng bàn phím của nó được nối với các khối quay (rotor) chạy bằng điện; do đó, cùng một phím nhưng mỗi lần nhấn lại cho ra một ký tự khác nhau. Thông điệp khi hoàn tất sẽ tồn tại dưới dạng các mã Morse và để giải mã được nó cần phải có một từ khóa nhất định (từ khóa này được thay đổi hàng ngày).
Đĩa mật mã
Chiếc đĩa mật mã này xuất hiện từ thời nội chiến Mỹ (1861-1865). Quy tắc hoạt động của nó khá đơn giản, chỉ cần xoay vòng tròn phía trong để thay thế các chữ cái, ví dụ M = G, P = J…Quá dễ dàng phải không? Tuy nhiên, nếu thông điệp dịch ra lại là 1 thứ ngoại ngữ mà bạn không biết thì cũng đành chịu thua. Các tay gián điệp thường tinh quái như vậy đấy!
Chiếc ô độc
Một điệp viên người Bulgari đã dùng chiếc ô này để hạ sát một nhân viên phản động khác ngay trên đường phố London vào năm 1978. Đây là một chiếc dù bình thường nhưng được “độ” thêm một bộ phận phun tiêm thuốc độc bên trong. Nút bấm mở dù cũng chính là nút vận hành thiết bị để tiêu diệt mục tiêu. Vào năm 1991 người ta đã phát hiện một căn phòng bí mật chứa đầy những chiếc ô độc này ở Bulgari.
Chim bồ câu hay máy quay phim?
Trước khi kỹ thuật và công nghệ chụp ảnh trên không ra đời, các chú chim bồ câu đã đảm đương công việc này. Chúng được gắn một chiếc camera tự động và thả cho bay qua lãnh thổ của đối phương để thu lại những hình ảnh quan trọng như nơi đóng quân của kẻ thù. Ngoài ra bồ câu còn được dùng để chuyển tin nhắn vào những thời điểm mà liên lạc vô tuyến bị gián đoạn. Đến tận những năm 1950, những chú chim bồ câu vẫn còn được sử dụng trên các chiến trường, và các điệp vụ do chúng thực hiện có tỉ lệ thành công đến 95%.
Gốc cây hay máy nghe trộm?
Chiếc máy nghe trộm hình gốc cây này hoạt động bằng năng lượng mặt trời, được sử dụng ở khu vực có cây cối rậm rạp gần Moscow trong suốt những năm đầu của thập niên 1970. Nó có nhiệm vụ chặn các tín hiệu liên lạc từ một căn cứ không quân của quân đội Soviet đóng trong khu vực, truyền tím hiệu lên vệ tinh, vệ tinh này sẽ chuyển các tín hiệu thu được về một căn cứ của quân đội Mỹ. Thiết bị này sau đó đã bị KGB tịch thu nên bảo tàng đã chế tạo một bản sao giống y thiết bị thật để trưng bày.
Phân chó hay thiết bị truyền tin?
Với hình thù “bốc mùi” như thế, thiết bị này có thể thoải mái phát huy tác dụng truyền tin mà không lo bị phát hiện. Chẳng ai lại để tâm đến phân của động vật làm chi, và cũng chính lợi dụng sự lơ là này mà hồi chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã chế tạo và sử dụng những thiết bị thăm dò được ngụy trang như phân hổ.
Rủi ro duy nhất của thiết bị này là bị ai đó tống khứ vào thùng rác.
Trong thế kỷ trước, công nghệ phục vụ cho hoạt động gián điệp trông có vẻ khá “buồn cười”, tuy nhiên, vào thời đó chúng là những công cụ hỗ trợ đắc lực và vô cùng quan trọng cho các điệp viên. Bộ sưu tập “đồ chơi” gián điệp lớn nhất hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Gián điệp Quốc tế (ở Washington DC) – một trong số ít ỏi những bảo tàng về hoạt động gián điệp trên thế giới. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng có một bảo tàng ở Langley, tuy nhiên, chỉ những khách có giấy mời mới được đến tham quan.
Trong khi chờ đợi có được giấy mời để tham quan bảo tàng này, mời bạn “tham quan” bằng hình ảnh những “đồ chơi” gián điệp thú vị nhất được giới thiệu trên tạp chí danh tiếng Discovery.
Thỏi son hay súng lục?
Vũ khí được ngụy trang khá “gợi cảm” này là “chiến lợi phẩm” tịch thu từ một nhân viên KGB (Ủy ban An ninh của Liên Xô cũ) vào khoảng giữa những năm 1960. Đến nay vẫn chưa rõ liệu “thỏi son” có thể bắn 1 viên đạn 4,5 li này đã bao giờ được sử dụng chưa, nhưng có một thực tế là vào thời đó có một loại vũ khí khá phổ biến là súng bắn thuốc độc xyanua, thường được dùng để ám sát. Những vũ khí bí mật kiểu này này là ví dụ còn sót lại của cái gọi là “các biện phát tích cực” được các gián điệp thực hiện trong giai đoạn đó.
Áo khoác hay máy ảnh?
Chiếc camera tí hon Model F-21 này được KGB chế tạo vào khoảng năm 1970. Nó được đặt kín đáo trong một khuyết áo để trông giống như một chiếc nút áo, và người mặc áo bật/tắt thiết bị thông qua một công tắc để trong túi áo. Để chụp ảnh, chỉ cần siết một thiết bị nhỏ nối với màn trập, lập tức chiếc nút giả sẽ thu được hình ảnh mong muốn
Camera thu nhỏ tài liệu
Vào những năm 1960, cơ quan tình báo Đông Đức đã đưa vào sử dụng thiết bị này. Đây là một máy ảnh, nhưng ngoài chức năng chụp ảnh, nó còn có thể thu nhỏ kích thước văn bản mà nó chụp được lại chỉ còn bằng một dấu chấm nhờ vào một hóa chất. Nhờ vậy, các điệp viên có thể chuyển những thông điệp bí mật của họ một cách “công khai” mà đối phương khó lòng phát hiện.
Giày hay máy phát thu phát tín hiệu?
Trong suốt những năm 1960 và 1970, những nhà ngoại giao làm việc ở Đông Âu thường không mua trang phục như quần áo hay giày ở đây, mà họ chuộng đặt mua hàng (qua thư từ) ở các nước Tây Âu. Lợi dụng xu hướng này, cơ quan tình báo Romania đã móc ngoặc với ngành bưu chính, để họ được quyền gắn một máy thu phát tín hiệu vào đế giày của các đôi giày của những nhà ngoại giao này.
Máy mã hóa Enigma
Vào thời chiến tranh TG II, các tin nhắn gửi qua mạng không dây có nhiều khả năng bị chặn, vì thế người Đức đã sử dụng một thiết bị mã hóa tin nhắn. Thoạt nhìn, chiếc máy Enigma trông giống bất kỳ một chiếc máy đánh chữ bình thường nào, thế nhưng bàn phím của nó được nối với các khối quay (rotor) chạy bằng điện; do đó, cùng một phím nhưng mỗi lần nhấn lại cho ra một ký tự khác nhau. Thông điệp khi hoàn tất sẽ tồn tại dưới dạng các mã Morse và để giải mã được nó cần phải có một từ khóa nhất định (từ khóa này được thay đổi hàng ngày).
Đĩa mật mã
Chiếc đĩa mật mã này xuất hiện từ thời nội chiến Mỹ (1861-1865). Quy tắc hoạt động của nó khá đơn giản, chỉ cần xoay vòng tròn phía trong để thay thế các chữ cái, ví dụ M = G, P = J…Quá dễ dàng phải không? Tuy nhiên, nếu thông điệp dịch ra lại là 1 thứ ngoại ngữ mà bạn không biết thì cũng đành chịu thua. Các tay gián điệp thường tinh quái như vậy đấy!
Chiếc ô độc
Một điệp viên người Bulgari đã dùng chiếc ô này để hạ sát một nhân viên phản động khác ngay trên đường phố London vào năm 1978. Đây là một chiếc dù bình thường nhưng được “độ” thêm một bộ phận phun tiêm thuốc độc bên trong. Nút bấm mở dù cũng chính là nút vận hành thiết bị để tiêu diệt mục tiêu. Vào năm 1991 người ta đã phát hiện một căn phòng bí mật chứa đầy những chiếc ô độc này ở Bulgari.
Chim bồ câu hay máy quay phim?
Trước khi kỹ thuật và công nghệ chụp ảnh trên không ra đời, các chú chim bồ câu đã đảm đương công việc này. Chúng được gắn một chiếc camera tự động và thả cho bay qua lãnh thổ của đối phương để thu lại những hình ảnh quan trọng như nơi đóng quân của kẻ thù. Ngoài ra bồ câu còn được dùng để chuyển tin nhắn vào những thời điểm mà liên lạc vô tuyến bị gián đoạn. Đến tận những năm 1950, những chú chim bồ câu vẫn còn được sử dụng trên các chiến trường, và các điệp vụ do chúng thực hiện có tỉ lệ thành công đến 95%.
Gốc cây hay máy nghe trộm?
Chiếc máy nghe trộm hình gốc cây này hoạt động bằng năng lượng mặt trời, được sử dụng ở khu vực có cây cối rậm rạp gần Moscow trong suốt những năm đầu của thập niên 1970. Nó có nhiệm vụ chặn các tín hiệu liên lạc từ một căn cứ không quân của quân đội Soviet đóng trong khu vực, truyền tím hiệu lên vệ tinh, vệ tinh này sẽ chuyển các tín hiệu thu được về một căn cứ của quân đội Mỹ. Thiết bị này sau đó đã bị KGB tịch thu nên bảo tàng đã chế tạo một bản sao giống y thiết bị thật để trưng bày.
Phân chó hay thiết bị truyền tin?
Với hình thù “bốc mùi” như thế, thiết bị này có thể thoải mái phát huy tác dụng truyền tin mà không lo bị phát hiện. Chẳng ai lại để tâm đến phân của động vật làm chi, và cũng chính lợi dụng sự lơ là này mà hồi chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã chế tạo và sử dụng những thiết bị thăm dò được ngụy trang như phân hổ.
Rủi ro duy nhất của thiết bị này là bị ai đó tống khứ vào thùng rác.
- Cao Nguyên