Trong thời gian qua, tại một
số địa phương đã xây dựng các khu đô thị dành cho người… cõi âm nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của loại hình bất động sản này.
Nghĩa trang cũ xuống cấp
Hiện nay, tại Tp. HCM, nghĩa trang Đa Phước đã lấp đầy giai đoạn 1 là 7,5 ha.
Hiện nay chủ đầu tư nghĩa trang Đa Phước đang giải toả mặt bằng để thực hiện
giai đoạn 2 là hơn 12ha. Tuy giai đoạn 2 đang giải toả chưa xong, hạ tầng chưa
được xây dựng nhưng chủ đầu tư đã đưa vào khai thác (do nhu cầu bức thiết).
Các nghĩa trang ở quận 9, Thủ Đức cũng đã không còn chỗ trống. Tại khu nghĩa
trang Gò Dưa (quận Thủ Đức), đưa vào sử dụng hàng chục năm nay hiện đã không còn
chỗ trống. Khu nghĩa trang này một phần là do Nhà nước quản lý, trong đó phần
lớn là đất nông nghiệp của những người dân sống gần đó tự “quy hoạch” làm nghĩa
trang nên hạ tầng không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến lộn xộn, xuống cấp.
Thực trạng những khu nghĩa trang cũ xuống cấp tại TP.HCM
Các khu nghĩa trang tại TP.HCM xuống cấp trầm trọng, hạ tầng không được đầu tư
đồng bộ, vẫn chưa xứng tầm là một nghĩa trang hoa viên hiện đại, do TP.HCM chưa
có một quy hoạch bài bản cho loại hình bất động sản này.
Anh Thành, chủ một cơ sở mai táng tại TP.HCM nói rằng, tại TP.HCM với dân số gần
10 triệu dân nhu cầu về nơi an cư cho người sống bức thiết bao nhiêu thì người
chết cũng không kém. Tuy nhiên đến nay TP vẫn chưa có một quy hoạch cho loại
hình này, dẫn đến các nghĩa trang tự phát được xây dựng khắp nơi, đe dọa đến môi
trường sống người dân xung quanh mất vẻ mỹ quan và đầy bất ổn.
Khan hiếm đất nghĩa trang không chỉ ở TP.HCM mà cả ở những địa phương khác như
Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
Theo số liệu thống kê, mỗi năm ở khu vực tam giác TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai
có khoảng hơn 60.000 người chết, với diện tích đất cần để làm nơi yên nghỉ
khoảng 90 ha. Dự kiến đến năm 2020, nhu cầu cho quỹ đất nghĩa trang ở các khu
vực này cũng lên đến hơn 900 ha.
Để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, các tỉnh, thành phố đã và đang phải
xây dựng nghĩa trang tập trung nhằm khắc phục phần nào nhu cầu thiết yếu nhất.
Nghĩa trang hoa viên
Nắm bắt nhu cầu thiết yếu đó, Liên hiệp Donacoop đã xây dựng dự án An Viên Vĩnh
Hằng tọa lạc tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. An Viên Vĩnh Hằng,
một nghĩa trang hiện đại, mang dáng dấp của một công viên thực thụ, được thiết
kế với quy mô hơn 300 ha, trong đó giai đoạn 1 là 116, với khoảng 60.000 chỗ an
táng và 300.000 chỗ lưu tro cốt, phần nào giải quyết nhu cầu bức bách của người
dân trong khu vực Đông Nam Bộ trong việc tìm nơi yên nghỉ cho người thân trong
thời gian tới.
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, song song với việc quy hoạch những khu đô thị mới
khang trang, hiện đại, tỉnh cũng đã dành quỹ đất cho việc quy hoạch các nghĩa
trang tập trung theo mô hình dạng công viên để nơi đây không đơn thuần chỉ để an
nghỉ của người đã mất mà còn là nơi có khung cảnh văn minh, hiện đại và sạch
đẹp.
Nghĩa trang hoa viên An Viên Vĩnh
Hằng được thiết kế, quy hoạch bài bản
Công viên nghĩa trang An Viên Vĩnh Hằng được xem là một trong những vị trí có
phong thủy tốt nhất Việt Nam, nằm trên quả đồi dọc theo dòng chảy sông Đồng Nai.
Dự án được quy hoạch bài bản, các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng
hiện đại bật nhất Việt Nam như: bảo tháp 9 tầng, tượng Phật, tượng chúa cứu thế.
Cùng với các công trình kiến trúc dọc bờ sông như: chùa chiền, nhà nguyện, đền
thờ của những vị anh hùng, những người có công với Tổ Quốc... các khu nhà nghĩ
dưỡng, khu vui chơi ăn uống... Tạo cho quý gia đình cảm thấy ấp cúng, an bình,
thanh thản và có thể loại bỏ hết những lo âu buồn khổ của cuộc sống thường ngày
khi đến viếng mộ.
Theo một lãnh đạo Liên Hiệp Donacoop, công viên cũng là nơi tham quan du lịch
của cộng đồng. Là nơi mà mỗi chúng ta có thể chiêm ngưỡng những kỳ tích của sự
vĩnh hằng trên những ngôi mộ phần, sinh phần và trên các công trình tiêu biểu.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng thiết kế những khu mộ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng.
- Ngân Giang