- Với vài dụng cụ thô sơ như chiếc dũi, chậu, thùng xốp là có thể ra biển bắt cua. Có gia đình kiếm bạc triệu mỗi ngày nhờ nghề “săn” cua giống này. Những ngày nghỉ, nhiều học sinh cũng theo cha mẹ ra biển kiếm tiền đóng học.
Những ngày này, tại các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá có hàng trăm người dân địa phương đổ xô ra biển mò bắt cua giống. Ngư dân địa phương cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi nên cua hoá (sinh nở) rất nhiều. Cứ chờ khi nước sinh (nước không lên quá to cũng không xuống quá cạn) là người dân lại quẩy đồ nghề ra biển “săn cua”.
Mờ sáng mỗi ngày, tại các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá có hàng trăm người dân địa phương đổ xô ra biển mò bắt cua giống. |
Dụng cụ bắt cua khá đơn giản, một chiếc dũi cán tre gắn thêm mành lưới, một thùng xốp hay một chiếc chậu để nổi trên mặt nước là có thể ra biển kiếm tiền. |
Dụng cụ bắt cua khá đơn giản, một chiếc dũi cán tre gắn thêm mành lưới, một thùng xốp hay một chiếc chậu để nổi trên mặt nước là có thể “hành nghề”.
Trung bình mỗi ngày, một ngư dân đi bắt cua từ 4 đến 5 tiếng cũng kiếm được 200.00 - 300.000 đồng tiền bán cua. “Thấy dễ kiếm tiền, nhiều gia đình huy động cả 5, 6 lao động cùng ra biển bắt cua. Càng đông người càng kiếm được nhiều. Có gia đình một ngày thu về cả vài triệu đồng từ nghề này”, ông Lê Văn Tiến, một người dân bắt cua ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết.
Không chỉ người lớn, có hàng chục học sinh cũng tham gia cũng tham gia bắt cua. Có những em chỉ mới học lớp 3, lớp 4 nhưng bơi lặn trên biển rất giỏi.
Có những em chỉ mới học lớp 3, lớp 4 nhưng bơi lặn trên biển rất giỏi. |
Vừa ngụp lặn trên sóng nước bắt cua, em Nguyễn Thị Trang (học sinh lớp 6, trường THCS Hải Lộc) vừa hóm hỉnh kể về kinh nghiệm: “khéo tay, nhanh mắt nên đôi khi bọn em còn bắt nhanh hơn cả người lớn”. |
Em
Nguyễn Văn Đạt (học sinh lớp 4, trường Tiểu học Hải Lộc) cho biết: “Tranh thủ
ngày cuối tuần hay những buổi chiều không đến trường, em cùng bạn bè rủ nhau
theo cha mẹ ra biển bắt cua kiếm tiền đong gạo và phụ đóng học đầu năm. Trung
bình mỗi ngày em kiếm được 100.000 đồng. Có ngày may mắn, em xúc được cả trăm
con, bán được 200.000 đồng”.
Ngư dân địa phương cho biết, năm nào ở vùng biển các xã Hải Lộc, Minh Lộc, Đa
Lộc..., huyện Hậu Lộc cũng có cua hoá. Thường vụ rộ nhất là vào mùa thu, từ
tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hàng năm.
Những con cua chỉ lớn bằng hạt đỗ hay hạt ngô được bán cho chủ đầm nuôi với giá
từ 1.000 – 2.000 đồng. |
Thị trường tiêu thụ cua cũng rất lớn. Bà con có thể mang trực tiếp đến đại lý bán cho chủ hàng hoặc bán ngay cho các đầu mối thu gom đứng chờ sẵn trên bờ. Số cua gom được, các đại lý lại bán sang tay cho các chủ đầm nuôi cua thịt.
Ông Đỗ Xuân Liên, Chủ tịch UBND xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết, cứ cách mấy
năm, hiện tượng cua hoá lại xuất hiện ở vùng triều ven biển của xã. “Năm nay,
cua sinh nở từ cuối tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến nay. Mỗi mùa cua biển sinh
nở cũng giúp bà con ngư dân có được một khoản tiền không nhỏ, giúp cải thiện đời
sống kinh tế”, ông Liên cho hay.
Thanh Lê