doanh nghiệp khó khăn

Cập nhập tin tức doanh nghiệp khó khăn

10 nghìn doanh nghiệp giải thể, hàng vạn đơn vị gặp nguy cơ

Dịch Covid-19 đang tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức chống chịu của phần lớn doanh nghiệp hiện rất yếu, đặc biệt là dòng tiền để duy trì hoạt động đang vô cùng khó khăn.

Lãi suất tiếp tục giảm sâu, trăm nghìn tỷ ứ đọng ngân hàng

Xu hướng lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm trong thời gian tới sẽ giúp lãi suất cho vay giảm theo. Tuy nhiên, dư địa không còn nhiều và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng.

Thị trường đứt gãy, triệu người ảnh hưởng: Trợ lực sáng tạo vượt khó

Chính phủ nên có gói hỗ trợ kích thích kinh tế mới càng sớm càng tốt và áp dụng ít nhất đến hết năm 2021. Gói hỗ trợ này cần đáp ứng xu hướng mới, chú trọng vào các yếu tố liên quan đến sáng tạo, đổi mới...

Đề xuất táo bạo, bơm 2,5-5 tỷ USD giải cứu nguy cơ đứt gãy

Hiện có 28 Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở địa phương nhưng hoạt động kém hiệu quả, giờ cần đẩy mạnh. Có thể “bơm” vào quỹ này khoảng 1-2% GDP, tương đương 2,5-5 tỷ USD, để hỗ trợ doanh nghiệp.

 

Bốn tháng không thu được 1 đồng, không còn sức chờ hưởng hỗ trợ

Các DNNVV chiếm 95% tổng số DN, đóng góp 45% vào GDP, 31% tổng số thu ngân sách hàng năm và thu hút hơn 5 triệu lao động. Dịch Covid 19 đã đẩy cộng đồng DNNVV lâm vào khó khăn, nhiều đơn vị nguy cơ phá sản.

Tạm dừng thanh tra, giảm loạt thuế phí cứu doanh nghiệp

Chính phủ vừa ra Nghị quyết với hàng loạt giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN như giảm 15% tiền thuê đất; giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay; giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước tới hết 2020,...

Giãn nộp 5 tháng, chưa kịp phục hồi đã lo tiền đóng thuế

 Trong bối cảnh hiện nay, sẽ có DN phải ngưng hoạt động và giải thể, phá sản do thiếu vốn. Vì vậy, chính sách tạo dòng tiền vào cho DN rất quan trọng, thậm chí phải “bơm” tiền thật cho DN để tái khởi động “cỗ máy” kinh doanh.

Lợi nhuận ngân hàng co lại, khối nợ xấu tăng lên

Nợ xấu tại một số ngân hàng đã tăng trong quí 1/2020, nguyên nhân chính do tác động của dịch bệnh Covid-19. Dự báo, con số nợ xấu sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Tiếp cận vốn giá rẻ, doanh nghiệp muốn ưu đãi nhiều hơn

 Mặc dù các ngân hàng đã giảm lãi suất để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19, song điều kiện vay các gói tín dụng ưu đãi khá phức tạp, bên cạnh đó DN vẫn mong muốn được ưu đãi hơn để hồi phục sản xuất.

100 triệu dân 'giải cứu' hàng Việt sau đại dịch Covid-19

 Quy mô dân số 97 triệu người, tuy bị dịch Covid-19 gây tác động tiêu cực, nhu cầu tiêu dùng giảm nhưng thị trường nội địa Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Khai thác tốt thị trường nội địa sẽ giúp các DN vượt qua khó khăn.

Hàng loạt tập đoàn nhà nước gặp khó, kinh doanh sụt giảm

Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng hơn 270 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.

Xóa ‘nút thắt cổ chai’ gây ách tắc nguồn tiền gần 500 ngàn tỷ

 Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hiệu quả đảm bảo tăng trưởng. Nếu 2020 giải ngân được 100% kế hoạch vốn đầu tư công sẽ tăng GDP thêm 0,42 điểm phần trăm.

Đóng cửa nhà máy, khó khăn lắm vẫn trả lương cho anh em

Do có sự chuẩn bị từ trước, các DN đã thích nghi với cách làm việc từ xa để đối phó với dịch bệnh và thực hiện nghiêm chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ. Mọi hoạt động của DN vẫn diễn ra suôn sẻ.

Thống đốc quyết mạnh tay, vốn rẻ trăm ngàn tỷ dồn về

Lần đầu tiên sau nhiều năm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định giảm cùng lúc 5 loại lãi suất cùng với biên độ lớn từ 0,25-1 điểm phần trăm. Đây là tín hiệu mạnh mẽ của nhà điều hành về giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế.

Dồn tiền nhàn rỗi, chọn ngân hàng lãi suất cao gửi tiết kiệm

Tín dung tăng thấp, thanh khoản của các ngân hàng rất dồi dào nhưng lãi suất huy động vẫn cao ngất ngưởng. Có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm lúc này vẫn lợi lớn, khỏi lo những biến động bất lợi.