Theo nghiên cứu của Nielsen VN khu vực phía Bắc về tiêu dùng toàn quốc, cứ 5 người Việt thì hơn 4 người sẵn sàng trả cao hơn cho sản phẩm cam kết sản xuất bền vững. Nhiều DN cũng đang từng bước nỗ lực sản xuất sản phẩm xanh.

 Nhu cầu tiêu dùng “xanh hóa”

Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa hệ sinh thái tự nhiên. Khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được tăng cao sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, an toàn, đặc biệt là những sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống.

Ý thức của người dùng trong các thành phố lớn gần đây cũng nâng cao rõ rệt, họ lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nhiều hơn và đặc biệt những sản phẩm có “nhãn xanh” luôn được ưu ái và được trả giá cao hơn. Khảo sát của Nielsen Việt Nam (2017) cho thấy có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường và 79% người dân sẵn sàng trả thêm tiền để mua sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

Có thể nói, với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi người dùng, doanh nghiệp đứng trước một cơ hội và thách thức lớn để đưa ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu các sản phẩm xanh ngày càng tăng cao.

Những bước tiến trong sản xuất bền vững

Nếu như ở Việt Nam, cụm từ phát triển bền vững chỉ mới được nhắc đến trong thời gian gần đây thì trên thế giới, các chính phủ và tập đoàn lớn đã đầu tư từ rất lâu cho lĩnh vực này. Điển hình như Đan Mạch phát triển sản xuất khí biogas với năng suất hơn 6000m3/ngày từ 135 tấn rác thải và là quốc gia có 1/3 lượng điện năng tiêu thụ từ turbin gió. Ngoài ra, các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung đầu tư hàng chục tỉ USD cho công nghệ xanh, thực hiện nhiều dự án xanh được toàn quốc đón nhận như “thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh”...

Trong khu vực Đông Nam Á, tập đoàn SCG được biết đến như một doanh nghiệp dẫn đầu về phát triển bền vững. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp bao gồm Hoá dầu, Bao bì và Xi măng - Vật liệu xây dựng, SCG luôn ý thức về việc giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường sống.

Tất cả các cơ sở sản xuất của tập đoàn đều hướng tới sử dụng tối đa tiềm năng từ nguồn nguyên liệu thô và tái chế rác thải nhằm tối ưu hóa giá trị. Tại Việt Nam, nhà máy giấy Vina Kraft của SCG đã nhận được chứng chỉ toàn cầu FSC nhờ áp dụng nguyên tắc 3G: sản phẩm Xanh, công nghệ Xanh, nhận thức Xanh, cũng như thực hiện hệ thống quản lý thân thiện với môi trường trong toàn tổ chức. FSC được xem là chứng nhận về rừng đáng tin cậy và khắt khe nhất được công nhận trên toàn cầu.

Ở nhiều quốc gia, FSC đã trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà sản xuất sản phẩm có liên quan đến gỗ và là một tiêu chí được người tiêu dùng ưu tiên. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư cho các nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mức độ A trước khi xả ra ngoài môi trường, cùng với các khoản đầu tư lớn khác cho máy giấy hiệu suất cao và kế hoạch năng lượng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

{keywords}
Nhà máy giấy Vina Kraft của SCG đã nhận được chứng chỉ toàn cầu FSC nhờ áp dụng nguyên tắc 3G: sản phẩm Xanh, công nghệ Xanh, nhận thức Xanh

SCG cũng là tập đoàn đi tiên phong giới thiệu nhãn hiệu sinh thái SCG Eco Value để tự phân loại chính các sản phẩm của mình. Đây là nhãn hiệu được thiết lập nhằm chứng thực cho sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, thân thiện với môi trường trong cả quy trình sản xuất lẫn ứng dụng thành phẩm. Ngoài ra, tập đoàn vẫn liên tục đầu tư vào các sản phẩm Giá trị cao (HVA) và hoạt động Nghiên cứu & Phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Với những nỗ lực này, SCG liên tục góp mặt trên bảng xếp hạng Chỉ số Bền vững Dow Jones (DJSI) với vị thế là doanh nghiệp phát triển bền vững hàng đầu khu vực và thế giới. Đây cũng chính là “chìa khoá vàng” cho doanh nghiệp 105 tuổi này để chinh phục nhiều thị trường các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

{keywords}
SCG liên tục góp mặt trên bảng xếp hạng Chỉ số Bền vững Dow Jones (DJSI) 14 năm liên tiếp

Trong khi đó, tại Việt Nam, hàng loạt nghiên cứu, đầu tư cũng như sáng kiến mới nhằm cải thiện quy trình và tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang được xúc tiến. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố túi nilon làm từ bột sắn và nhựa sinh học, bền và dễ phân hủy hơn túi nilon thông thường với giá chỉ cao hơn 1,5 lần.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng quan tâm nhiều hơn đến môi trường. Mặc dù thị trường còn hẹp nhưng các sản phẩm thay thế hàng nhựa như ống hút, muỗng nĩa tre được làm từ vật liệu thiên nhiên như mo cau, tre, nứa... đang được tin dùng cho lối sống xanh và sạch.

Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu về môi trường sống xanh và tiêu dùng xanh hứa hẹn trở thành tiêu chuẩn sống trong tương lai. Vì thế chất lượng "xanh" sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhằm định vị thương hiệu.

Doãn Phong