Dành quan tâm đặc biệt cho trẻ em

Xuất thân trong một gia đình trí thức, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, vốn từng có một mong ước nho nhỏ là tốt nghiệp đại học và trở thành một giáo viên giống như mẹ. Nhưng cơ hội được đi du học đã giúp bà mở mang tầm mắt, khai phá những bước đường đầu tiên để trở thành một doanh nhân lớn, với tâm và tầm dành cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, hướng tới “lợi ích trăm năm - trồng người”.

Gần 10 năm học tập ở nước ngoài, bà Phương Thảo học qua 3 trường đại học về kinh tế, tài chính ngân hàng, một bằng tiến sĩ kinh tế - tự động hoá, cùng kinh nghiệm kinh doanh khi tự mình kiếm được 1 triệu USD đầu tiên ở tuổi 21… Có được một nền tảng giáo dục tốt, cùng với sự thông minh, nghiêm túc, quyết đoán, bà Phương Thảo đã trở thành nữ tỷ phú đô la tự thân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á khi đầu tư thành công vào nhiều lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, năng lượng - những lĩnh vực vốn được coi là xương sống cho phát triển kinh tế đất nước.

Thành công trong kinh doanh, nữ tỷ phú cũng đặc biệt coi trọng giá trị của giáo dục. Ít ai biết rằng nữ tỷ phú đã đầu tư - bảo trợ cho không ít trường mầm non đi qua đại dịch, trong số đó có trường giúp trẻ em Việt Nam được tiếp cận với chương trình giáo dục tiên tiến của Nhật Bản, hay “ngôi trường Ước mơ” chuyên tiếp nhận các trẻ yếm thế vốn gặp nhiều khó khăn để tìm được một môi trường giáo dục phù hợp, nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và nhân cách ngay từ những năm đầu đời.

{keywords}
 
{keywords}

Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thường xuyên quan tâm đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống (ảnh: T.L)

Hàng năm, bà Phương Thảo và các doanh nghiệp của mình thường xuyên thăm nom nhiều làng trẻ em SOS trên cả nước để sẻ chia với những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp hơn, mang tới tương lai tươi sáng cho các em nhỏ.

Đề cao và trân trọng giá trị của giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt trẻ em gái vốn phải chịu nhiều thiệt thòi do định kiến xã hội cũng như dễ bị bỏ lại phía sau trong đại dịch, bà Phương Thảo khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để các bé gái được quan tâm trong giáo dục trực tuyến, để có được nhiều hơn đại diện, gương mặt nữ giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và tôi sẽ luôn hành động vì một tương lai tươi sáng hơn dành cho phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số”.

Bà Phương Thảo đã cùng 29 lãnh đạo toàn cầu kí vào lá thư ngỏ kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế cùng thực hiện các hành động cụ thể để nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục trực tuyến và nâng cao kỹ năng số cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.

Ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thành công, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiểu rất rõ giá trị của giáo dục đối với việc ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Từ 10 năm nay, bà Phương Thảo đã phát động và tổ chức giải cờ vua quốc tế thường niên HDBank với ước vọng mang về vinh quang và định vị trí tuệ Việt Nam trong làng cờ vua thế giới. Giải đã trở thành đấu trường cọ xát uy tín, bổ ích cho các kì thủ để giúp đội tuyển Việt Nam vươn tới vị trí cao trong làng cờ vua thế giới.

{keywords}

Với mong muốn ươm mầm tài năng, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã phát động giải cờ vua quốc tế thường niên HD Bank quy tụ nhiều kỳ thủ trên thế giới (ảnh: T.L)

Đến nay, giải đã có khoảng 1400 lượt kỳ thủ đến từ 42 quốc gia cả 5 châu lục trên thế giới tham gia tranh tài. Từ đây, nhiều đại kiện tướng thế giới Việt Nam đã ra đời như Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Mai Hưng… Đại kiện tướng Lê Quang Liêm đánh giá: “Tôi đã trưởng thành từ những giải thi đấu lớn hàng năm HD Bank là giải mở quốc tế có chất lượng cao nhất được tổ chức hằng năm tại Việt Nam”.

{keywords}

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm trong một giải cờ vua HD Bank (ảnh: T.L)

Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, nữ tỷ phú đã quyết định thành lập Học viện Hàng không Vietjet để đào tạo nhân lực không chỉ cho riêng Vietjet mà còn đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của ngành hàng không trong nước và thế giới.

Mới nhất, Tập đoàn Sovico do bà Phương Thảo làm Chủ tịch HĐQT và Đại học Oxford đã ký kết thỏa thuận hợp tác, đầu tư, đóng góp cho giáo dục dài hạn trị giá 155 triệu bảng Anh.

Đây là thỏa thuận hợp tác phát triển nghiên cứu, giáo dục, bao gồm việc thành lập một Quỹ học bổng 7,5 triệu bảng dành riêng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và các nước trong khu vực để có cơ hội học tập, nghiên cứu tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới tại Oxford, đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất một trường thuộc hệ thống Viện Đại học Oxford. Số tiền còn lại dành cho xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, dành việc hợp tác đầu tư, nghiên cứu đưa ra giải pháp về chống biến đổi khí hậu, loại bỏ phát thải khí CO2... nhằm giúp các doanh nghiệp, chính phủ Việt Nam và thế giới tiến gần hơn đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

{keywords}

Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và đại diện Đại học Oxford tại lễ kí thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Sovico và Oxford (ảnh: T.L)

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng việc Sovico hợp tác đầu tư vào Oxford sẽ giúp sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và khu vực có cơ hội tiếp cận ngay với môi trường đào tạo hàng đầu thế giới; mở ra cơ hội học tập ở môi trường đào tạo tốt bậc nhất thế giới; mở ra sự hợp tác về giáo dục và khoa học giữa Việt Nam và Oxford.

“Đây cũng là một trong những giải pháp bổ sung nhanh chóng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân tài cho nước ta. Qua đó, kịp thời nắm bắt, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để nước ta thu hẹp khoảng cách với nhiều quốc gia trên thế giới”, ông Lợi nhấn mạnh.

Bà Phương Thảo chia sẻ: “Giáo dục và nghiên cứu là chìa khóa cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại. Tôi tin tưởng những kết quả hợp tác lâu dài với Đại học Oxford sẽ mang tới những cơ hội, những giá trị mới tốt đẹp cho cộng đồng, dành những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ trẻ tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới”.

Tại hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào tháng 8/2021, bà Phương Thảo cho biết ngành giáo dục đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi hầu như tất cả trường học các cấp đều phải đóng cửa vì đại dịch, khiến một thế hệ học sinh phải đối mặt với nguy cơ không được tiếp cận giáo dục đầy đủ. Bà Phương Thảo kêu gọi thúc đẩy giáo dục trực tuyến, đồng thời có những chính sách hỗ trợ để đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với phương thức giáo dục mới này.

Xuân Thạch