Bố Y là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Họ sinh sống chủ yếu tại xóm Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và rải rác ở một số xã khác của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Đồng bào Bố Y ở Hà Giang vẫn giữ truyền thống “phụ quyền trong gia đình”, tức là mọi vấn đề trong nhà đều do người đàn ông quyết định. Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng. Trong một ngôi nhà, có thể 3 đến 4 thế hệ cùng sống chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu.
Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Đồng bào nuôi nhiều gia súc gia cầm, đặc biệt học có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá về ươm, khi cá lớn, họ thả vào ao và ruộng nước.
Đàn ông còn biết làm mộc, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi, khăn.
Lễ cưới của họ khá phức tạp và tốn kém. Trong lễ đón dâu thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo ở chỗ, chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể sẽ dắt con ngựa hồng để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến nửa đường thì thả gà vào rừng.
Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.
Kiểu nhà đặc trưng của dân tộc Bố Y.
Phụ nữ Bố Y vẫn gìn giữ trang phục truyền thống từ xa xưa.
Hầu hết họ tự may những bộ trang phục truyền thống.
Những họa tiết hoa văn đầy màu sắc.
Để học thuần thục cách vấn khăn đúng theo truyền thống cũng phải mất khá nhiều thời gian.
Phụ nữ Bố Y hiện nay vẫn gìn giữ được các bài hát, làn điệu cổ được truyền từ nhiều đời.
Lễ cưới của họ khá phức tạp và tốn kém. Trong lễ đón dâu thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng.
Đoàn đón dâu trong tiếng kèn rộn rã.
Cô dâu được trang điểm rất kỹ trước khi về nhà chồng.
Bác Hồ cùng xem phim “Chung một dòng sông”, trò chuyện với hai cô văn công trong Phủ Chủ tịch. Lúc ra về, Bác gửi tặng mỗi người một món quà là bông hoa ngọc lan và mấy cái kẹo.
Số lượng tin bài “xuất bản” trên trang báo, tạp chí điện tử đột biến lớn; “phân lô, bán nền”, giao khoán các chuyên trang, chuyên mục cho đối tác liên kết… là những biểu hiện “tư nhân hoá báo chí”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc từ ngày 11-17/5 nhân dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý báo chí phải làm cho báo là báo, tạp chí là tạp chí, trang tin là trang tin. Đúng tôn chỉ mục đích, đúng quy định của pháp luật. Báo chí cách mạng thì không tư nhân hoá.
Giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng cống hiến hết mình, những nữ bác sĩ quân y mũ nồi xanh còn là “đại sứ văn hóa”, mang tình cảm, tinh thần Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và người dân ở châu Phi.
Những chiếc xe đạp thồ “huyền thoại”, biểu trưng của sức mạnh đại đoàn kết trong các cuộc chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 5 (Quân khu 7) tái hiện trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã 2 lần vào thăm, ngồi ăn bữa cơm đạm bạc với các nữ pháo thủ ngay tại trận địa. Chủ tịch Cuba Fidel Castro cũng về thăm đơn vị...
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi.
Từ ngày 26-30/4/1975, quân dân ta tổ chức thực hiện thành công Chiến dịch Hồ Chí Minh - trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tiến công vào Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) công bố phương án phân luồng khi xảy ra ùn tắc trên các tuyến cao tốc ở Hà Nội, TP.HCM trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.