Cận cảnh nhà cổ 300 năm toàn gỗ lim “độc nhất” ở Hà Nội

{keywords}
Ngôi nhà nằm trong một ngõ sâu ở làng Đông Ngạc, được xây dựng dưới thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 (năm 1760). Cổng dẫn vào nhà thờ họ nhuốm màu thời gian với mái lợp ngói đỏ và lát gạch cổ kính.
{keywords}
Đi qua lối vào là vườn cây um tùm với nhiều cây bưởi sai trĩu quả tạo không gian trong lành, yên bình.
{keywords}
Ngôi nhà gồm nhà tiền tế và chính điện được dựng bởi các loại gỗ như lim, xoan rừng.
{keywords}
Ông Đỗ Quốc Hiến (70 tuổi), trưởng họ Đỗ đời thứ 15, người trông nom nhà thờ cho biết: “Nhà thờ họ Đỗ được xây dựng để thờ cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Do có nhiều công lao nên cụ là 1 trong số rất ít quan dưới thời Lê được phong Vương khi sống, khi mất được phong Thần, được thờ tương đương với Thành Hoàng làng”.
{keywords}
Đây là một trong số ít ngôi nhà được phép xây dựng theo cấu trúc như một đình làng. Nhà thờ họ Đỗ được xem như là đình làng thứ hai của làng Đông Ngạc. Ngôi nhà gồm nhà tiền tế và chính điện, mỗi nhà rộng hơn 170 m2. Ngoài ra, bên ngoài là khuôn viên vườn cây với diện tích 1.200 m2.
{keywords}
Ngôi nhà thờ được lợp mái ngói âm dương, thường được sử dụng cho các đình, chùa.
{keywords}
Qua gần 3 thế kỷ, nhà thờ dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả những vật dụng tế lễ ngày xưa như hoành phi, câu đối, giường thờ, bộ kiệu,… Bên dưới trước ban thờ là tượng gỗ hai ông Phỗng ngồi gác cổng có ý nghĩa tâm linh, xua đuổi tà ma.
{keywords}
Điều đặc biệt nhất và dễ dàng nhận thấy nhất trong ngôi nhà thờ là tượng đôi hạc đứng trên mai rùa bằng gỗ quý ở gian nhà tiền tế, đã có từ lúc xây nhà thờ với chiều cao hơn 2 mét. Đôi hạc với rùa thường gắn liền với đền, đình, miếu mạo. Hạc tượng trưng cho sự thanh tao, thanh thoát, rùa thể hiện cho sự vững bền, dài lâu.
{keywords}
Mỗi lần nhắc đến giá trị của tượng đôi hạc đứng trên mai rùa, ông Hiến đều rất hào hứng muốn chia sẻ tới mọi người bởi ý nghĩa đặc biệt và giá trị lịch sử hồn cốt của ngôi nhà đều nằm trong đó.
{keywords}
Hai tấm bia đá có niên đại năm 1771 sau khi làm xong nhà thờ.
{keywords}
Một bộ ấm chén cổ cùng những nét hoa văn trên bàn ghế tiếp khách ở nhà tiền tế.
{keywords}
Ngăn cách giữa hai nhà tế và chính điện là khoảng không (hàng máng) rộng 50 cm để làm nơi lưu thông khí trời, không liền nhau như nhiều đình hay nhà thờ họ khác. Nơi đây có đặt nhiều cây cối, chậu cảnh tạo không gian thoáng mát cho căn nhà.
{keywords}
Một chiếc bàn lát gạch dựng sau ban thờ. Trước kia chiếc bàn này dùng để bày trâu, bò dâng cúng nhưng ngày nay, đây là nơi bày đồ tế lễ của các gia đình trước khi đưa vào nhà chính điện phía sau.
{keywords}
Không gian chính điện của nhà thờ. Nơi đây là khu vực làm lễ của các gia đình, đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá... có từ xưa.
{keywords}
Từ lúc xây dựng tới nay, căn nhà đã có vài lần tu sửa. Nhưng do cấu trúc nhà liên kết với nhau, nếu dỡ ra thì sẽ mất rất nhiều công để thay mới, nên những năm trước ông Hiến thường hay đảo ngói, chèn vá lại những miếng gỗ mục để gìn giữ vào bảo tồn ngôi nhà.
{keywords}
Các cột kèo mai một dần theo thời gian. Tuy nhiên, căn nhà có nhiều giá trị lịch sử, trong quá trình tu sửa thì hỏng đâu sửa đó nên các cột trong khung nhà vẫn được giữ nguyên, không thay mới.
{keywords}
“Nguyên gốc, căn nhà chỉ để thờ cúng tổ tiên, không để ở. Trước kia vì một số lí do mà gia đình tôi chuyển về đây ở. Hiện nay thì căn nhà chỉ để thờ cúng, nhang khói, gia đình tôi xây nhà ở cạnh bên. Với dòng họ Đỗ, căn nhà là tài sản “vô giá”, lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời, mang đậm hồn cốt của người dân xưa.”, ông Hiến kể.

(Theo Dân trí)