Không thể phủ nhận, sự thành công của kinh tế thị trường áp dụng vào môi trường xã hội Việt Nam trong gần 30 năm qua đang tạo ra một thôi thúc cải cách thể chế kinh tế để chúng ta có thể vượt qua các nút thắt của phát triển. Bài học dám vượt qua chính mình, dám bỏ lại đằng sau những tư duy giáo điều, cũ mòn để bước sang con đường mới hồi năm 1986 vẫn còn nguyên giá trị.
Sau hơn 3 thập kỷ chuyển đổi từ thể chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường, chúng ta đã phát huy được một phần các nguồn lực của đất nước. Cơ chế mới đã mở ra cơ hội cho người dân và sức bật cho đất nước. |
Khi nhìn lại 35 năm đổi mới, trong một cuộc trò chuyện với Vietnamnet, cách nay ít năm, tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng nhờ quyết định đổi mới này, chúng ta đã phát huy được một phần các nguồn lực của đất nước. Cơ chế mới đã mở ra cơ hội cho người dân và sức bật cho đất nước.
Hẳn là không ai có thể quên, mười năm sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh và do cơ chế kinh tế sai lầm.
Sau hơn 3 thập kỷ chuyển đổi từ thể chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường, đất nước đã vượt qua được khủng hoảng. Kinh tế phát triển và đạt mức thu nhập tương đối.
Nhờ quyết định đổi mới này, chúng ta đã phát huy được một phần các nguồn lực của đất nước. Cơ chế mới đã mở ra cơ hội cho người dân và sức bật cho đất nước.
Nhờ quyết định đổi mới đó, chúng ta đã khai phóng được nguồn lực xã hội, nguồn lực con người, tài nguyên, trí tuệ, nguồn lực ứng dụng khoa học công nghệ và đã hội nhập được với kinh tế quốc tế.
Những nguồn lực này là những động lực rất quan trọng để chúng ta vượt qua cơn đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc để phát triển kinh tế trong gần 3 thập kỷ vừa qua.
Chúng ta từng có những người được xem là rất bảo thủ, nhưng họ lại là những hạt nhân đóng góp quan trọng để tạo ra cuộc đổi mới năm 1986. Những người đó đã cho thấy rằng họ có một thái độ lắng nghe, một thái độ trách nhiệm với quốc gia, họ có cái tâm với đất nước, và tấm lòng lo cho dân.
Thực tế cho thấy họ dám vượt qua chính mình, dám lăn vào thực tiễn. Họ là Tổng Bí thư Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, họ là Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nếu họ cứ bảo thủ, trì trệ, không dám nhìn thẳng vào sự thật thì làm sao chúng ta có được cuộc đổi mới hồi năm 1986.
Tôi cho rằng tư duy quản trị quốc gia muốn đi đến thành công phải gắn với thực tiễn cuộc sống. Còn nếu tư duy theo kiểu bảo hoàng như vua chúa ngày xưa, luẩn quẩn, loanh quanh, chỉ lo giữ cho mình, chỉ lo lợi ích của một nhóm quần thần nho nhỏ thì làm sao có thể dám làm một cuộc đổi mới như hồi năm 1986.
Nếu chỉ là vấn đề cơm ăn, áo mặc thì cơ bản chúng ta đã đạt rồi. Nhưng mà điều đó không có nghĩa dân ta đã giàu, nước ta đã mạnh như mục tiêu Đảng tự đặt ra khi hiệu triệu người dân. Rõ ràng, sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta vẫn tụt hậu rất xa so với các nước, có cùng điểm xuất phát như chúng ta hồi đó do chúng ta vẫn chưa dám đổi mới triệt để, vẫn lừng khừng, lúng túng trong mớ tư duy không còn phù hợp.
Hệ luỵ là chúng ta vẫn chưa đạt yêu cầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế như chúng ta đặt ra và chúng ta còn thua xa thế giới về quản trị xã hội, về giáo dục và về văn hóa.
Đã có một quyển sách rất hay về chuyên đề này “Vì sao các quốc gia thất bại”.
Thể chế chính là nền tảng để một quốc gia phát triển thành bại hay là thành công; để người dân hạnh phúc hay là bất hạnh. Nhưng thể chế cũng do chính con người tạo ra. Khi thể chể bộc lộ những yếu kém, đưa đất nước đến khủng hoảng sẽ xuất hiện những con người tiên phong, dám thay đổi thể chế cũ để đưa đất nước đi lên.
Cuộc đổi mới thể chế kinh tế năm 1986 là minh chứng rất rõ điều đó.
Cách nay vài năm, tôi đã nói trên VietNamNet rất rõ rằng, một quốc gia may mắn hay bất hạnh là đều do sự lãnh đạo. Nếu lãnh đạo mạnh, sạch và có tầm nhìn thì quốc gia sẽ có cơ hội phát triển, còn không thì ngược lại.
Nếu lật giở lại lịch sử chúng ta sẽ thấy một thực tế của chính chúng ta thời chính phủ cụ Hồ. Lúc đó, 90% dân số mù chữ (dân trí thấp), trong khi quan trí trong chính phủ của Cụ toàn là những người rất trí tuệ như các ông Võ Nguyên Giáp, Phan Kế Toại, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Phan Anh…. Họ là những trí giả bậc cao mặc dù không có nhiều bằng cấp như bây giờ.
Người Singapore may mắn có được chính phủ mạnh - sạch và có tầm nhìn thì đất nước phát triển. Song cũng có một số quốc gia mặc dù rất mạnh, nhưng không sạch, không có tầm nhìn nên kết quả đất nước rất khó phát triển.
Cuộc sống sòng phẳng thế đó.
Mỹ Hoà
Ảnh: Thu Hà