Khung cảnh bên hồ Victoria ở phía tây Kenya vào mỗi buổi sáng là những chiếc thuyền chở đầy cá tranh nhau cập bến.

TIN BÀI KHÁC:

{keywords}

Dưới ánh nắng mặt trời chói chang, những người đánh cá mặc cả với khách buôn, chủ yếu là phụ nữ, những người hy vọng sẽ kiếm được chút lời lãi tại các khu chợ địa phương.

Tuy nhiên, tại một trong những khu vực nghèo khó của Kenya như nơi đây, cuộc mua bán giữa những người đàn ông và những người phụ nữ hiếm khi dùng tới tiền mặt, mà thay vào đó là sex: khách buôn dùng thân xác của mình với hy vọng sẽ đổi được thật nhiều cá.

Hoạt động mua bán trên được biết tới với cái tên thông tục là "đổi sex lấy cá" hay trong tiếng địa phương là "jaboya".

Lucy Odhiambo, 35 tuổi, một quả phụ 5 con này cho biết, phụ nữ ở đây đều chấp nhận cách kinh doanh này.

"Tôi bị ép dùng thân xác mình để đổi lấy cá. Tôi thường ngủ với một hoặc hai người đánh cá một tuần. Tôi có thể bị bệnh nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi cần phải cho bọn trẻ tới trường. Jaboya là một hủ tục xấu xa."

Thực tế tỷ lệ lây nhiễm HIV tại khu vực này là khoảng 15%, cao gấp đôi so với mức trung bình tại Kenya và nguyên nhân chủ yếu là do nạn "đổi tình dục lấy cá".

{keywords}

Agnes Auma

Tuy nhiên, mọi thứ đang dần dần thay đổi. Agnes Auma đã sở hữu một con thuyền của riêng mình và thuê những người đàn ông đánh cá điều khiển nó, trong khi việc buôn bán do cô quản lý.

Một phần số tiền kiếm được cô trả cho các ngư dân và trả chi phí hoạt động thuyền, phần còn lại cô giữ.

Đây là một hoạt động do hội từ thiện địa phương Vired, được hỗ trợ bởi Đoàn Hòa bình Mỹ, điều hành và đang thay đổi cuộc sống của phụ nữ tại nơi này.

"Dự án này đã giúp tôi không còn sống phụ thuộc vào đàn ông. Tôi có thể tự mình lo liệu. Và khi tôi trả tiền để mua thuyền, tôi đã làm điều đó với lương tâm trong sạch," Auma nói.

Tới nay đã có 19 phụ nữ tham gia dự án nhưng Vired hy vọng con số này sẽ dần dần tăng lên.

"Đổi tình dục lấy cá rất nguy hiểm bởi mỗi ngày chúng tôi đều chứng kiến người dân đang chết dần vì HIV và AIDS," Dan Abuto tới từ tổ chức cho biết.

"Chúng tôi cần khuyến khích những phụ nữ này để họ có thể tự thay đổi vận mệnh của mình. Chúng tôi rất tự hào vì dự án của mình đã có tác động tích cực."

Về phần mình, những người đánh cá cũng cảm thấy vui vẻ khi được trả tiền cho công sức của mình bỏ ra.

Felix Ochieng, 26 tuổi, một ngư dân đã lập gia đình nhưng vẫn ngủ với ba phụ nữ một tuần.

Anh cho biết thỉnh thoảng các khách buôn nữ trả cho anh 500 shillings Kenya (6 USD) tiền mặt trong khi một số khác lại trả bằng thân xác của họ để đổi lấy số cá mà anh đánh bắt được.

"Tôi thừa kế tập tục này từ cha tôi, người cũng từng làm như vậy," anh nói. Tuy nhiên, Ochieng cũng thừa nhận anh cảm thấy vô cùng xấu hổ trước hành động của mình.

Sầm Hoa (Theo BBC)