Người Thái ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa xưa kia có tục lệ lạ kỳ:
Khi trong làng có người mất, mỗi gia đình sẽ góp củi để hỏa thiêu. Sau khi làm
lễ tang ở gia đình xong, người thân sẽ đưa người đã mất lên đồi để thiêu xác.
TIN BÀI KHÁC
Cụ Cầm Bá Nhật (thôn Kang Khèn, xã Vạn Xuân) năm nay đã gần 85 tuổi kể: Khi tôi lớn lên đã thấy ông bà, bố mẹ dặn là sau này mất đi, tôi và con cháu phải hành lễ theo tục lệ xưa kia là mang lên đồi thiêu xác, đốt cho tàn tro thì thôi. Việc hỏa táng là tập tục của người Thái. Tục lệ hỏa thiêu chỉ có ở dòng họ Cầm Bá xã Thanh Cao (ngày nay được chia nhỏ thành 5 xã: Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Mỹ, Xuân Liên, Vạn Xuân).
Tuấn Hưng đến gặp mẹ Hồng Quế vì tin đồn
Vụ cô gái chết oan: Xác định chủ mưu gây rối
Cô gái tát CSGT giữa đường rồi ăn vạ
Nam giới mới được hỏa thiêuVụ cô gái chết oan: Xác định chủ mưu gây rối
Cô gái tát CSGT giữa đường rồi ăn vạ
Cụ Cầm Bá Nhật (thôn Kang Khèn, xã Vạn Xuân) năm nay đã gần 85 tuổi kể: Khi tôi lớn lên đã thấy ông bà, bố mẹ dặn là sau này mất đi, tôi và con cháu phải hành lễ theo tục lệ xưa kia là mang lên đồi thiêu xác, đốt cho tàn tro thì thôi. Việc hỏa táng là tập tục của người Thái. Tục lệ hỏa thiêu chỉ có ở dòng họ Cầm Bá xã Thanh Cao (ngày nay được chia nhỏ thành 5 xã: Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Mỹ, Xuân Liên, Vạn Xuân).
|
|
|
Đồi thiêu xác giờ đây cây cối tươi tốt |
Dòng họ Cầm Bá xưa kia ở Thường Xuân là dòng họ có nhiều người làm quan, là một
danh gia vọng tộc của vùng đất nơi đây. Chính vì thế, để thể hiện uy quyền của
mình những người đứng đầu dòng họ đã đề ra tục lệ hỏa táng người đã mất. Vì việc
thiêu xác này rất tốn kém và không phải dòng họ nào cũng có điều kiện thực hiện.
Khi gia đình có người mất, phải chuẩn bị trâu bò, lợn gà để mọi người thân đến
phúng viếng ăn uống.
Việc thiêu xác người đã khuất ở đây chỉ dành riêng cho nam giới và phải là những người trên 50 tuổi trở lên. Lý giải việc đó, cụ Nhật cho rằng: "Nam giới trong các gia đình của người Thái là trụ cột, gánh vác các công việc làm nương rẫy, đi đốn củi... còn phụ nữ đảm nhận chăm sóc con cái và làm việc bếp núc ở nhà. Nên việc hỏa táng là hình thức dành riêng cho đàn ông".
Chọn giờ hỏa táng
Theo cụ Nhật, tục lệ hỏa thiêu của người Thái nơi đây đến năm 1949 mới chấm dứt. Cụ Cầm Bá Lòng, người thân sinh ra cụ Nhật là người cuối cùng được hỏa táng ở đây. Cụ Nhật thở dài nhớ lại khi người cha quá cố qua đời: "Hỏa thiêu vất vả và tốn kém lắm. Không phải mình muốn đưa cụ ra đồi thiêu xác lúc nào là được lúc đó đâu. Phải nghe theo ngày giờ của thầy mo. Người thân phải làm sẵn mô hình nhà thiêu xác như chiếc nhà rông được dựng lên bằng thân cây gỗ, đặt người chết ở giữa. Những thân gỗ không được chạm vào người mất. Rồi mới tiến hành châm lửa thiêu".
Cụ Nhật đã đi phục vụ hàng trăm các đám tang, hành lễ thiêu xác. Cụ bảo, trước khi đốt cũng phải xem ngày giờ cho nên có người chết rất lâu sau mới chọn được giờ đẹp để hỏa táng. Có gia đình do người chết bị bệnh tật, lại để hàng tuần trong nhà nên khi khiêng người đó từ trong hòm ra để đốt, mùi hôi thối nồng nặc. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì thiêu xác một ngày là xong. Có gia đình gặp phải trời mưa, những thân gỗ to chỉ bốc khói chứ không cháy được. Những người trong gia đình phải làm lều, mang đồ ăn thức uống lên đồi để trông xác, chờ cho ngớt mưa lại đốt tiếp. Có khi phải mất cả tuần mới thiêu xác được người thân của mình.
Để hài cốt bên cây cổ thụ
Theo tục lệ của người Thái, khi thiêu xác xong, người thân sẽ lấy bình thủy tinh để đựng tro cốt. Bình tro cốt này không được chôn cất mà sẽ được dựng bên những thân cây cổ thụ gần đồi thiêu xác. Cụ Nhật cho biết: Ngày xưa ở quanh khu vực này nhiều cây cổ thụ lắm, những gia đình có người đã hỏa táng thì mang hài cốt đến gốc cây đặt xung quanh đó.
Theo các cụ cao niên nơi đây, lúc đó khu vực này có nhiều hoang thú, sợ chôn dưới đất, sẽ bị những con vật đào bới, dễ gây nên thất lạc hài cốt của người thân, nên phải đặt chiếc bình hài cốt đó vòng quanh thân cây đại thụ. Mỗi dòng họ đều chọn một cây riêng để đặt hài cốt ông cha của mình. Việc đặt những bình hài cốt ở xung quanh những cây cổ thụ cũng để cho con cháu dễ nhận biết cha ông mình đang nằm ở vị trí nào, để những ngày giỗ Tết ra thắp hương cho thuận tiện.
Tục lệ thiêu xác của người Thái nơi đây đã có hàng trăm năm, nhưng người dân đã tự ý thức phải xóa bỏ hủ tục này. Cụ Nhật xác nhận: "Không phải việc thiêu xác quá tốn kém mà các gia đình không có điều kiện để thiêu xác nữa. Họ cảm thấy việc đó ảnh hưởng tới môi trường sống. Mỗi người thiêu xác phải dùng đến nhiều khối gỗ, thủ tục rất rườm rà, gây tốn kém cho gia đình. Mọi người tự cảm thấy phải thay đổi bằng hình thức địa táng".
Ngày nay, dù đã chuyển sang hình thức địa táng, nhưng mỗi khi gia đình nào có người thân mất đi, khi mang thi hài tới nghĩa địa, đưa hòm xuống dưới huyệt thì người con trai vẫn vừa khóc vừa cầm một ngọn đuốc cháy và thốt lên: Bố ơi, nếu như trước đây thì phải làm thủ tục hỏa táng thì bây giờ con cháu thay bằng chôn dưới đất. "Giả vờ đốt" làm các hình thức hỏa thiêu để nhớ đến tục lệ thiêu xác năm xưa.
“Tục lệ hỏa thiêu của người Thái đã từng có từ lâu đời, nhưng giờ mọi người đã thay thế bằng hình thức địa táng. Khi gia đình có người mất chỉ để khâm liệm trong vòng 24 giờ, với các thủ tục ngắn gọn. Tùy theo từng dân tộc mà họ có nghi lễ khác nhau, như dân tộc Thái trước khi đi chôn cất bố mẹ thì con dâu, con rể phải ném còn, nhảy sạp”.
Việc thiêu xác người đã khuất ở đây chỉ dành riêng cho nam giới và phải là những người trên 50 tuổi trở lên. Lý giải việc đó, cụ Nhật cho rằng: "Nam giới trong các gia đình của người Thái là trụ cột, gánh vác các công việc làm nương rẫy, đi đốn củi... còn phụ nữ đảm nhận chăm sóc con cái và làm việc bếp núc ở nhà. Nên việc hỏa táng là hình thức dành riêng cho đàn ông".
Chọn giờ hỏa táng
Theo cụ Nhật, tục lệ hỏa thiêu của người Thái nơi đây đến năm 1949 mới chấm dứt. Cụ Cầm Bá Lòng, người thân sinh ra cụ Nhật là người cuối cùng được hỏa táng ở đây. Cụ Nhật thở dài nhớ lại khi người cha quá cố qua đời: "Hỏa thiêu vất vả và tốn kém lắm. Không phải mình muốn đưa cụ ra đồi thiêu xác lúc nào là được lúc đó đâu. Phải nghe theo ngày giờ của thầy mo. Người thân phải làm sẵn mô hình nhà thiêu xác như chiếc nhà rông được dựng lên bằng thân cây gỗ, đặt người chết ở giữa. Những thân gỗ không được chạm vào người mất. Rồi mới tiến hành châm lửa thiêu".
Cụ Nhật đã đi phục vụ hàng trăm các đám tang, hành lễ thiêu xác. Cụ bảo, trước khi đốt cũng phải xem ngày giờ cho nên có người chết rất lâu sau mới chọn được giờ đẹp để hỏa táng. Có gia đình do người chết bị bệnh tật, lại để hàng tuần trong nhà nên khi khiêng người đó từ trong hòm ra để đốt, mùi hôi thối nồng nặc. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì thiêu xác một ngày là xong. Có gia đình gặp phải trời mưa, những thân gỗ to chỉ bốc khói chứ không cháy được. Những người trong gia đình phải làm lều, mang đồ ăn thức uống lên đồi để trông xác, chờ cho ngớt mưa lại đốt tiếp. Có khi phải mất cả tuần mới thiêu xác được người thân của mình.
Để hài cốt bên cây cổ thụ
Theo tục lệ của người Thái, khi thiêu xác xong, người thân sẽ lấy bình thủy tinh để đựng tro cốt. Bình tro cốt này không được chôn cất mà sẽ được dựng bên những thân cây cổ thụ gần đồi thiêu xác. Cụ Nhật cho biết: Ngày xưa ở quanh khu vực này nhiều cây cổ thụ lắm, những gia đình có người đã hỏa táng thì mang hài cốt đến gốc cây đặt xung quanh đó.
Theo các cụ cao niên nơi đây, lúc đó khu vực này có nhiều hoang thú, sợ chôn dưới đất, sẽ bị những con vật đào bới, dễ gây nên thất lạc hài cốt của người thân, nên phải đặt chiếc bình hài cốt đó vòng quanh thân cây đại thụ. Mỗi dòng họ đều chọn một cây riêng để đặt hài cốt ông cha của mình. Việc đặt những bình hài cốt ở xung quanh những cây cổ thụ cũng để cho con cháu dễ nhận biết cha ông mình đang nằm ở vị trí nào, để những ngày giỗ Tết ra thắp hương cho thuận tiện.
Tục lệ thiêu xác của người Thái nơi đây đã có hàng trăm năm, nhưng người dân đã tự ý thức phải xóa bỏ hủ tục này. Cụ Nhật xác nhận: "Không phải việc thiêu xác quá tốn kém mà các gia đình không có điều kiện để thiêu xác nữa. Họ cảm thấy việc đó ảnh hưởng tới môi trường sống. Mỗi người thiêu xác phải dùng đến nhiều khối gỗ, thủ tục rất rườm rà, gây tốn kém cho gia đình. Mọi người tự cảm thấy phải thay đổi bằng hình thức địa táng".
Ngày nay, dù đã chuyển sang hình thức địa táng, nhưng mỗi khi gia đình nào có người thân mất đi, khi mang thi hài tới nghĩa địa, đưa hòm xuống dưới huyệt thì người con trai vẫn vừa khóc vừa cầm một ngọn đuốc cháy và thốt lên: Bố ơi, nếu như trước đây thì phải làm thủ tục hỏa táng thì bây giờ con cháu thay bằng chôn dưới đất. "Giả vờ đốt" làm các hình thức hỏa thiêu để nhớ đến tục lệ thiêu xác năm xưa.
“Tục lệ hỏa thiêu của người Thái đã từng có từ lâu đời, nhưng giờ mọi người đã thay thế bằng hình thức địa táng. Khi gia đình có người mất chỉ để khâm liệm trong vòng 24 giờ, với các thủ tục ngắn gọn. Tùy theo từng dân tộc mà họ có nghi lễ khác nhau, như dân tộc Thái trước khi đi chôn cất bố mẹ thì con dâu, con rể phải ném còn, nhảy sạp”.
Ông Lê Đình Thống (phó chủ tịch UBND xã Vạn Xuân) “Xưa kia các nghi lễ của việc thiêu xác đều do cụ Cầm Bá Cọn làm lễ cử hành, sau những năm 1945 cụ Cọn mất đi, không còn ai đứng ra làm lễ nữa. Việc thiêu xác tốn rất nhiều gỗ quý như lát, pơ mu nhưng mùi hôi thối của xác chết vẫn ảnh hưởng tới môi trường sống, chính vì thế tục lệ này đã bị xóa bỏ. Bà Hà Ánh Nhung (Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Thanh Hóa) |
(Theo Bee.net.vn)