Những tác động tạo nên làn sóng dịch chuyển ra vùng ven 

Tình trạng quá tải tại vùng nội đô Hà Nội là câu chuyện của hàng chục năm về trước. Một trong những điều khiến cho việc phát triển bất động sản ở vùng lõi Hà Nội khó khăn chính là quỹ đất sạch rất khan hiếm. Điều này đẩy giá chung cư, giá nhà đất ở  khu vực trung tâm thành phố lên rất cao. Đặc biệt, việc siết chặt cho vay bất động sản và ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho việc mua nhà trả góp của người dân cũng gặp không ít khó khăn. Do giá quá cao nên có rất ít người có đủ khả năng tài chính để sở hữu cho mình một căn nhà ở vùng trung tâm của thủ đô.

Không chỉ thế, những nơi tập trung dân cư ở nội đô thường có rất nhiều bất cập về giao thông. Mật độ dân số quá cao dẫn tới tình trạng tắc đường, ngập lụt mỗi khi có mưa lớn làm cho đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, không ít dự án nhà ở chung cư pháp lý không rõ ràng. Cá biệt, có một số nhà đầu tư đem căn hộ đã bán cho khách hàng để thế chấp ngân hàng. 

Trở ngại về giá, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tính pháp lý của các căn hộ chung cư ở nội đô cùng với việc phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông vùng ven đô tạo nên làn sóng dịch chuyển bất động sản ra vùng ven đô. Nếu như mười năm trước, xu hướng dịch chuyển về hướng Tây thủ đô khá mạnh mẽ thì thời gian gần đây xu hướng dịch chuyển về phía bắc Hà Nội khiến cho giá bất động sản ở các khu vực như Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh liên tục tăng. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng giúp bất động sản vùng phía Bắc Hà Nội trở thành trọng điểm của bất động sản thủ đô. Thêm vào đó, “sống xanh” đang trở thành xu hướng chính được các cư dân cũng như các nhà đầu tư quan tâm. Do vậy, các dự án vùng ven đô có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. 

3 huyện phía bắc Thủ đô gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn được định hướng trở thành thành phố. Ảnh: Hoàng Hà

Mê Linh - “điểm hẹn” mới của giới đầu tư

Là điểm kết nối với các tỉnh phía Bắc, gần sân bay quốc tế Nội Bài, với nhiều tuyến giao thông quan trọng trong đó có vành đai 4 đi qua khiến cho bất động sản khu vực Mê Linh được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.     

Theo ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án đường vành đai 4, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và rất cấp bách, góp phần mở rộng không gian phát triển cho thủ đô, tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường.

Nằm giáp trung tâm hành chính huyện Mê Linh, là nơi giao thoa của nhiều tuyến đường quan trọng như đường vành đai 4, QL 23B... dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD - Me Linh Central) của Tổng Công ty HUD đang trở thành điểm sáng của bất động sản khu vực phía bắc Hà Nội. 

Với tổng diện tích 55,4 ha bao gồm nhiều loại hình bất động sản như: chung cư, biệt thự, nhà vườn… HUD cho biết hiện dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự án Khu đô thị mới HUD - Me Linh Central tạo nên điểm sáng của thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2022. 

Đại diện HUD cho biết, hiện dự án đã hoàn thành 4 tòa nhà chung cư với 268 căn hộ đã được bàn giao và đưa vào hoạt động. Nhà ở thấp tầng đang được xây dựng cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Ngay trong đợt mở bán đầu tiên HUD đã bán cho khách hàng 198 căn nhà thấp tầng. Hiện chủ đầu tư dự án là Tổng công ty HUD đang thi công xây dựng các tổ hợp công trình nhà ở và tiến hành mở bán tiếp 314 căn nhà ở thấp tầng tại dự án này.

Với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tiện ích sử dụng, chính sách ưu đãi và khả năng sinh lời vượt trội, Khu đô thị mới HUD - Me Linh Central đang trở thành điểm nhấn của bất động sản thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu để có được một không gian sống xanh chất lượng với đầy đủ các tiện ích của một đô thị hiện đại. 

Thế Định