- Trong phiên họp chiều 5/12 của Ủy ban Di sản Unesco diễn ra tại Baku, Azecbaijan, Đờn ca tài tử vừa chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khánh thành bảo tượng 75 tỷ đồng
Đờn ca tài tử gắn bó mật thiết với người dân Nam Bộ
Tin từ Baku nơi diễn ra Hội nghị lần thứ 8 Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, vào lúc 12h47 (15h47 giờ Việt Nam) ngày 5/12/2013, Nghệ thuật Đờn Ca Tài tử - Âm nhạc và hát ở Nam Bộ, Việt Nam đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể đại diện của Nhân loại năm 2013
Tại phiên họp diễn ra từ 2/12-8/12, nhiều vấn đề về di sản được bàn bạc, thảo luận trong đó có việc xem xét hồ sơ Đờn ca tài tử của Việt Nam. Việc Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại sau phiên bảo vệ chiều 5/12 của Việt Nam là một tin vui đối với những người yêu mến nghệ thuật này.
Theo quy định của UNESCO, mỗi quốc gia trong một năm chỉ được gửi 1 hồ sơ đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Theo kế hoạch ban đầu, hồ sơ Đờn ca tài tử Việt Nam dự định đăng ký vào danh sách xét duyệt năm 2011. Tuy nhiên, do ưu tiên hồ sơ về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” nên hồ sơ về Đờn ca tài tử phải lùi lại.
Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu của GS. Trần Văn Khê, GS. Trần Quang Hải (con trai GS. Trần Văn Khê), nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (96 tuổi), nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên (giảng viên âm nhạc tại Đại học Quốc gia Úc) và nhạc sĩ Huỳnh Văn Khải (trưởng khoa Âm nhạc dân tộc, Nhạc viện TP. HCM)… đã và đang đóng góp rất nhiều cho Đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở Nam Bộ. Các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế vào vùng Nam Bộ. Trên đường đi, các nhạc sĩ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi. Một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không y khuôn bản gốc. Người đàn, người ca cũng không muốn giữ nguyên như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn. |
T.Lê