Đêm 14, rạng sáng ngày 15/12, tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, mọi người đều có thể chiêm ngưỡng được trận mưa sao băng Geminids (mưa sao băng Song Tử), một trong số những trận mưa sao băng lộng lẫy nhất trong năm nay.
Điều hấp dẫn là số sao băng trong thời gian diễn ra cực đại của cơn mưa sao này dự đoán có thể lên đến 120 vệt/giờ. Tại Việt Nam, khoảng từ 23 giờ ngày 14/12 người dân hướng mắt về phía chòm sao Song Tử sẽ thấy sao băng xuất hiện nhiều dần cho đến khi đạt cực đại vào khoảng 2 giờ sáng ngày 15/12. Trận mưa sao huy hoàng này sẽ kết thúc sau đó 5 giờ đồng hồ.
Mưa sao băng xuất hiện nguyên nhân là do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt bụi có kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km. Những vệt sáng hấp dẫn ấy chính là sao băng.
Trước đó vào rạng ngày 13/8, trận mưa sao băng Anh Tiên với tâm điểm là chòm sao Anh Tiên (Perseus) cũng thu hút rất nhiều người yêu thiên văn học chiêm ngưỡng. Số sao băng trong thời gian diễn ra cực đại này lên đến gần 100 vệt/giờ. Thời điểm diễn ra cực đại đúng vào ngày đầu tháng âm lịch nên sự quan sát của người chiêm ngưỡng mưa sao băng đã may mắn không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Ở Việt Nam có 5 trận mưa lớn đáng chú ý trong năm là trận mưa sao băng Quadrantids (đầu tháng 1), Perseids (giữa tháng 8), Orionids (Cuối tháng 10), Leonids (Giữa tháng 11) và cơn mưa sao băng sắp tới vào ngày 15 này, Geminids (giữa tháng 12).
Lê Ngọc
Điều hấp dẫn là số sao băng trong thời gian diễn ra cực đại của cơn mưa sao này dự đoán có thể lên đến 120 vệt/giờ. Tại Việt Nam, khoảng từ 23 giờ ngày 14/12 người dân hướng mắt về phía chòm sao Song Tử sẽ thấy sao băng xuất hiện nhiều dần cho đến khi đạt cực đại vào khoảng 2 giờ sáng ngày 15/12. Trận mưa sao huy hoàng này sẽ kết thúc sau đó 5 giờ đồng hồ.
Mưa sao băng xuất hiện nguyên nhân là do trái đất đi vào vùng bụi vốn là tàn dư của những sao chổi. Những hạt bụi có kích thước khác nhau lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn tạo ra các sóng xung kích. Sóng xung kích nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C và bốc cháy, tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km. Những vệt sáng hấp dẫn ấy chính là sao băng.
Trước đó vào rạng ngày 13/8, trận mưa sao băng Anh Tiên với tâm điểm là chòm sao Anh Tiên (Perseus) cũng thu hút rất nhiều người yêu thiên văn học chiêm ngưỡng. Số sao băng trong thời gian diễn ra cực đại này lên đến gần 100 vệt/giờ. Thời điểm diễn ra cực đại đúng vào ngày đầu tháng âm lịch nên sự quan sát của người chiêm ngưỡng mưa sao băng đã may mắn không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Ở Việt Nam có 5 trận mưa lớn đáng chú ý trong năm là trận mưa sao băng Quadrantids (đầu tháng 1), Perseids (giữa tháng 8), Orionids (Cuối tháng 10), Leonids (Giữa tháng 11) và cơn mưa sao băng sắp tới vào ngày 15 này, Geminids (giữa tháng 12).
Lê Ngọc