Đồng Yên mạnh đe dọa làm suy yếu khả năng phục hồi kinh tế cũng như phục hồi sản xuất công nghiệp của Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần, và chính thức thành con dao hai lưỡi khi gián tiếp góp phần vào việc Nhật bị Moody đánh tụt xếp hạng tín dụng hôm qua 24/8.

Trong nỗ lực làm dịu các thị trường nhiều biến động, các quan chức tài chính hàng đầu Nhật Bản đã thảo luận về vấn đề đồng Yên của quốc gia liên tục tăng giá trong cuộc họp khẩn cấp hôm thứ 5 vừa qua, trong khi đó một nhà sản xuất nước giải khát công bố giao dịch mua lại một công ty tại nước ngoài để tận dụng lợi thế của đồng Yên tăng giá.

Sự tương phản giữa một bên là các báo động về đồng Yên mạnh của giới quan chức chính phủ và một bên chủ nghĩa cơ hội của Tập Đoàn Asahi trong thỏa thuận đầy táo bạo khi mua một công ty nước giải khát của new Zealand trị giá 1.3 triệu USD càng nhấn mạnh những vận mệnh phức tạp của Nhật Bản do tiền tệ tăng giá mạnh.

Được coi là bến đỗ an toàn của các nhà đầu tư, đồng Yên đã bị đẩy tới mức cao gần bằng thời kì sau chiến tranh Thế Giới Thứ II trong bối cảnh vấn đề nợ của châu Âu và những nghi ngờ về tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Sự tăng giá của tiền tệ đã tàn phá nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Nhật Bản và đẩy gánh nặng lên thị trường chứng khoán.

Đồng Yên mạnh gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản bởi vì điều này làm cho hàng hoá của họ kém cạnh tranh hơn và làm hao mòn giá trị của các khoản thu nhập ở nước ngoài khi quy đổi thành đồng Yên. Theo hãng sản xuất ô tô Toyota Mortor, mỗi khi đồng USD giảm giá trị tương đương 1 Yên, thì Hãng này mất khoảng 30 tỷ Yên trong thu nhập trên mỗi quý.

Đồng thời, đồng Yên mạnh đã đẩy mạnh sức mua của Nhật Bản ở nước ngoài, một lợi thế rõ ràng nhất đang được các tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách mở rộng thị trường khai thác.

Asahi gần đây cho biết Tập Đoàn này đang tiến hành mua công ty rượu Independent Liquor của New Zealand với giá 97.6 tỷ Yên, tương đương với 1.3 tỉ USD khi nhà sản xuất nước giải khát có trụ sở tại Tokyo này tìm kiếm cách tăng doanh số bán hàng tại nước ngoài để bù đắp cho thị trường đang bị thu hẹp tại nước nhà.


Ông Tsuyoshi Ueno, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo, cho biết Nhật Bản cần tập trung khai thác những mặt tích cực của đồng tiền mạnh và đối phó với những tiêu cực.

Trong một thông điệp gửi đến các khách hàng, ông Ueno cho biết: "Áp lực tăng giá trên đồng Yên có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài thêm một thời gian nữa, và ngay cả khi đồng Yên tạm thời giảm xuống, thì cũng không có gì thay đổi đối với thực tế rằng mỗi lần nền kinh thế toàn cầu xấu đi, đồng yên lại mạnh lên. Để thoát khỏi chu kì này, Nhật Bản cần phải xây dựng một nền kinh tế và nền công nghiệp không chỉ vượt qua được khó khăn khi đồng Yên mạnh mà còn phải phát triển thịnh vượng với đồng Yên mạnh này. Nhật Bản cần đẩy mạnh các ngành công nghiệp mới như chăm sóc người cao tuổi và tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài."

Asahi, nhà sản xuất bia, Super Dry và nước giải khát bán chạy nhất của Nhật Bản, cho biết trong một tuyên bố vào hôm thứ Năm rằng công ty này sẽ mua tất cả các cổ phần lớn của Tập đoàn Flavoured Beverages - công ty mẹ của Independent Liquor -  từ các công ty vốn tư nhân  UNITAS và Pacific Equity Partners, thêm các nhãn hiệu Bourbon Woodstock và Cruiser Vodka vào hệ thống đồ uống của mình.

Vụ mua bán này của Ashi  là theo sau một hợp đồng mua lại khác lớn hơn tại nước ngoài của Kirin - đối thủ của Asahi. Công ty này cho biết trong tháng này họ sẽ mua cổ phần kiểm soát của Schincariol, một công ty sản xuất đồ uống của Brazil với giá 2.6 tỉ USD

Theo Dealogic, mặc dù có sự gián đoạn gây ra bởi trận động đất và sóng thần tàn phá trong tháng Ba, các công ty Nhật Bản vẫn chi 26.6 tỉ USD vào những hoạt động sáp nhập và mua lại ở nước ngoài trong ba tháng đến tháng Sáu vừa qua, khối lượng hàng quý cao nhất trong gần ba năm.

Ông Kotaro Masuda tại Viện Thương Mại và Đầu tư quốc tế cho biết trong một đoạn nghiên cứu, đề cập đến những vụ sáp nhập và mua lại rằng: "Khi đồng yên đang có xu hướng tăng giá, nó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A). Nó cũng có thể giúp cho các công ty tránh những rủi ro về tiền tệ bằng cách sản xuất nhiều hơn ở nước ngoài."

Tuy nhiên, phản ứng ở Nhật Bản lại hoang mang hơn là nhận ra những mặt tiềm năng tích cực. Và viễn cảnh mà các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất của họ sang nước ngoài nhiều hơn chẳng giúp gì nhiều trong việc xoa dịu những mối lo ngại.

Hai tuần trước, trong nỗ lực làm suy yếu tiền tệ của mình, chính phủ Nhật đã chi khoảng 4,5 nghìn tỷ Yên để can thiệp vào các thị trường tiền tệ bằng cách bán đồng Yên và mua USD, một mức can thiệp kỉ lục của chính phủ Nhật Bản.

Mặc dù sau động thái này, đồng Yên đã giảm nhẹ so với đồng USD, nhưng đồng tiền này lại tăng mạnh trở lại trong những phiên giao dịch gần đây. Cuối ngày thứ 5 tuần trước, tại Tokyo, một đồng USD quy đổi được 76.60 Yên,  giảm 11% so với năm ngoái và giảm 3% trong tháng vừa qua.

Trong 5 năm qua, giá trị của đồng USD đã giảm 33% so với đồng Yên. Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu rằng Nhật Bản có thể hy vọng giữ cho đồng Yên ngừng tăng lên không khi mà các nhà đầu tư toàn cầu đối vẫn coi đó là bến đỗ an toàn. Có vẻ như không hợp lý khi tiền tệ của Nhật Bản, một quốc gia đang phải gánh nặng với tăng trưởng chậm chạp và một khoản nợ công  khổng lồ, lại  được xem như một nơi trú ẩn khỏi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ của Nhật Bản đều là nợ trong nước, sản lượng trái phiếu chính phủ vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia khác công nghiệp khác và không hề có lạm phát, tất cả đều là các yếu tố tích cực đối với đồng Yên.

Một quan chức tiền tệ hàng đầu tại Bộ Tài chính Nhật Bản đã gặp gỡ với đối tác của mình tại ngân hàng Trung Ương, một tín hiệu cho các thị trường rằng: chính phủ đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp để kiềm chế sự tăng giá của đồng Yên. Chính phủ Nhật đã thực hiện một loạt các biện pháp can thiệp vào tiền tệ trong năm qua nhưng hiệu lực còn nhiều hạn chế. Một trong các biện pháp đó được thực hiện trong tháng Ba  liên hợp với các thành viên khác của Nhóm các nước công nghiệp G7, sau khi đồng yên đạt mức cao nhất sau chiến tranh thế giới thứ II sau trận động đất và sóng thần.

Mặc dù các quan chức gặp mặt vào hôm thứ năm đã không tiết lộ chi tiết cụ thể về cuộc thảo luận của họ, nhưng cuộc họp dường như nhằm thể hiện quyết tâm của Nhật Bản sẽ cố gắng kiểm soát thị trường tiền tệ. Sau cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Takehiko Nakao nói rằng cuộc đàm phán đã đề cấp đến "Đồng Yên và các thị trường tài chính toàn cầu nói chung." Ông Nakao đã gặp gỡ với ngài Hiroshi Nakaso,Giám Đốc điều hành Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản.

Ông Nakao đã không nói về việc Nhật Bản có kế hoạch can thiệp vào tiền tệ khác hay không, mặc dù các quan chức chính phủ cho biết rằng họ đang theo dõi sát sao các diễn biến trên thị trường. Các quan chức chính phủ cũng kêu gọi Ngân hàng Nhật Bản thực hiện các biện pháp để tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính Nhật Bản mà cũng có tác dụng làm suy yếu đồng Yên.

Năm ngoái, một cuộc họp tương tự giữa các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhật Bản, cũng sau khi đồng Yên tăng đến đỉnh điểm, đã đưa ra một thông báo chung cảnh báo đối với các thị trường về biến động tiền tệ quá mức. Nhưng hôm Thứ năm vừa qua không có thông báo nào tương tự vậy được đưa ra.

Trong khi đó, các số liệu chính phủ công bố vào hôm thứ 5 cho thấy, xuất khẩu tiếp tục bị ảnh hưởng xấu do đồng Yên mạnh. Theo dữ liệu của Bộ Tài Chính thì Xuất khẩu Nhật Bản giảm 3,3% so với tháng Bảy năm ngoái, còn tệ hơn mức giảm 2.4% mà các nhà kinh tế đã dự đoán.

Đồng tiền mạnh đang đe dọa làm suy yếu khả năng phục hồi kinh tế cũng như phục hồi sản xuất công nghiệp của Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần. Lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cũng gây tổn thất đối với thương mại, đặt gánh nặng lên nền kinh tế Nhật Bản.

Ông Cameron Umetsu, chuyên gia kinh tế cấp cao cho Nhật Bản tại UBS nói rằng: Nhu cầu tái thiết và phục hồi sản lượng công nghiệp có khả năng cứu nguy cho nền kinh tế. Nhưng bối cảnh toàn cầu u ám vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây bất lợi bất ngờ cho đất nước xuất khẩu Nhật Bản nhạy cảm này.

Knowledge Link Group (Theo NYT)