- Hè đến, các trung tâm dạy kỹ năng sống được dịp hút học trò và các bậc cha mẹ được dịp dốc hầu bao. Một khóa học kỹ năng sống trên dưới 5 triệu đồng, một mức giá không hề rẻ. Nhưng chừng đó tiền cho con học liệu có đáng "đồng tiền bát gạo"?
Học làm bộ đội "nửa mùa"
Năm ngoái, một số bậc cha mẹ đã tới VietNamNet phàn nàn về chương trình Chúng em là chiến sĩ của một công ty cổ phần ở Hà Nội
Một phụ huynh cho biết: "Sau khi nghe giới thiệu về chương trình học với những từ ngữ to tát như: rèn kỹ năng thuyết trình, rèn khả năng lãnh đạo, tham quan khám phá thiên nhiên...tôi đăng ký ngay cho con học mà không hề lăn tăn. Giữa tuần, tôi đến Trung đoàn huấn luyện 34, khu du lịch hồ Đại Lải (nơi công ty này thuê địa điểm) để kiểm tra xem con học hành thế nào.
Bước vào phòng nơi các con ở, cơ sở vật chất có thể nói là tốt, các món ăn chấp nhận được, nhưng tôi tá hỏa khi thấy quần áo và giày dép quăng bừa bãi, chăn màn không hề được gấp vuông vức như tôi từng tưởng tượng về anh bộ đội. Ra sân xem các con luyện tập cái gì thì thấy chỉ thuyết trình về cờ đội, mà cũng rất buồn tẻ. Đi khám phá thiên nhiên gì mà chỉ leo lên cái đồi trọc, có vài cái cây!"
Về nhà hỏi 'con có thích chương trình này không', cháu bảo "chả có gì vui". Mấy người bạn đang chờ chị về phản hồi để còn cho con đi học cũng rút lui không cho con học nữa. Họ cho biết, sao ở trong TP.HCM, chương trình học kỳ quân đội hay thế, mà Hà Nội làm thiếu chuyên nghiệp quá.
Tại TP.HCM, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng bung như hoa nở vì "cầu" rất lớn nhưng chất lượng cũng "thượng vàng hạ cám". Có trên 60 đơn vị tổ chức khóa học kỹ năng sống, tuy nhiên chỉ có một số trung tâm để lại uy tín tốt cho phụ huynh như Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (đi đầu tổ chức thành công mô hình Học kỳ quân đội), Lớp học Hướng đạo sinh tại công viên Lê Văn Tám...
Một số phụ huynh mách nước với nhau là chỉ nên đăng ký ở những đơn vị có uy tín thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên, hội Khuyến học, trường đại học, hoặc thông qua sự giới thiệu của người quen đã cho con học ở những khóa trước.
Bản tính không thể chóng dời
"Tùy theo từng đứa trẻ còn khiếm khuyết kỹ năng sống nào thì mới cần cho đi học thứ đó để tránh tốn tiền vô ích" - chị Thanh Thảo, một phụ huynh ở Quận 3 (TP.HCM) cho biết.
"Quan trọng là cha mẹ muốn cho con mình để trang bị những kỹ năng cần thiết gì. Nhiều phụ huynh không tìm hiểu kỹ về các khóa học, cứ thấy đắt tiền là đăng ký, tưởng là tốt, nhưng có khi chỉ là nơi trông trẻ ngày hè".
Chị Thu Phương, Hà Nội cho biết: Đó là lý do một số công ty quảng cáo kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó", dùng những từ ngữ rất to tát kiểu như "dạy khả năng thuyết trình", "dạy trẻ thông minh", "dạy trẻ thành công" để đánh lừa tâm lý phụ huynh. Nếu thực sự dạy được con người ta trở nên tài giỏi trong vài hôm thì đã thần kỳ quá.
Hiện nay, các trung tâm, công ty dạy kỹ năng sống mới mọc rầm rộ vài năm, chưa có đơn vị nào kiểm tra, đánh giá, thẩm định nên chất lượng.
Gặp một phụ huynh ở công viên Tao Đàn khi anh đang cho con đi nghịch cát, anh nói: "Giờ có tiền người ta mới quan trọng hóa chuyện đi học kỹ năng sống. Tôi không cho con đi học ở đâu hết, cứ hè đến là cho về quê đày nắng, đi tắm sông, trồng trọt ngoài vườn với ông bà, thế là hết nhõng nhẽo với chả không tự lập. Người dạy kỹ năng sống tốt nhất cho con chính là ba mẹ, vì hiểu con cần gì và thiếu gì nhất".
Anh Trần Hoài, người từng có thời gian sống Pháp lâu năm cho biết: Ở các nước phát triển, gia đình và nhà trường đều tham gia vào việc dạy kỹ năng sống cho con. Người ta dạy tốt đến mức, một thanh niên đến 18 tuổi có thể xách ba lô đi khắp thế giới mà không biết sợ. Anh đã từng được một cậu bé mới 10 tuổi dẫn đường từ một làng nhỏ ra tới ga tàu hỏa lúc 11h đêm, rồi cậu đó quay về một mình mà không hề sợ sệt.
Một phụ huynh có cho con đi học khóa học Tôi tài giỏi, lúc đầu rất phấn khởi vì con bỗng dưng thay đổi, gần như lột xác hoàn toàn. Cháu lại học thêm được kỹ năng rất hay là biết cách vẽ sơ đồ tư duy, giúp ghi nhớ bài học tốt, thậm chí còn khóc trước mặt cha mẹ vì ân hận những lần nghịch dại làm gia đình chị tưởng đang ở thiên đàng. Tuy nhiên, chỉ được dăm hôm ba bữa là cháu đâu lại hoàn đó, chăn màn vẫn không buồn gấp, đồ đạc vứt khắp nhà.
Các bạn nhỏ tham gia Học kỳ quân đội. Nguồn: Tiền Phong |
Học làm bộ đội "nửa mùa"
Năm ngoái, một số bậc cha mẹ đã tới VietNamNet phàn nàn về chương trình Chúng em là chiến sĩ của một công ty cổ phần ở Hà Nội
Một phụ huynh cho biết: "Sau khi nghe giới thiệu về chương trình học với những từ ngữ to tát như: rèn kỹ năng thuyết trình, rèn khả năng lãnh đạo, tham quan khám phá thiên nhiên...tôi đăng ký ngay cho con học mà không hề lăn tăn. Giữa tuần, tôi đến Trung đoàn huấn luyện 34, khu du lịch hồ Đại Lải (nơi công ty này thuê địa điểm) để kiểm tra xem con học hành thế nào.
Bước vào phòng nơi các con ở, cơ sở vật chất có thể nói là tốt, các món ăn chấp nhận được, nhưng tôi tá hỏa khi thấy quần áo và giày dép quăng bừa bãi, chăn màn không hề được gấp vuông vức như tôi từng tưởng tượng về anh bộ đội. Ra sân xem các con luyện tập cái gì thì thấy chỉ thuyết trình về cờ đội, mà cũng rất buồn tẻ. Đi khám phá thiên nhiên gì mà chỉ leo lên cái đồi trọc, có vài cái cây!"
Về nhà hỏi 'con có thích chương trình này không', cháu bảo "chả có gì vui". Mấy người bạn đang chờ chị về phản hồi để còn cho con đi học cũng rút lui không cho con học nữa. Họ cho biết, sao ở trong TP.HCM, chương trình học kỳ quân đội hay thế, mà Hà Nội làm thiếu chuyên nghiệp quá.
Tại TP.HCM, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng bung như hoa nở vì "cầu" rất lớn nhưng chất lượng cũng "thượng vàng hạ cám". Có trên 60 đơn vị tổ chức khóa học kỹ năng sống, tuy nhiên chỉ có một số trung tâm để lại uy tín tốt cho phụ huynh như Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (đi đầu tổ chức thành công mô hình Học kỳ quân đội), Lớp học Hướng đạo sinh tại công viên Lê Văn Tám...
Một số phụ huynh mách nước với nhau là chỉ nên đăng ký ở những đơn vị có uy tín thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên, hội Khuyến học, trường đại học, hoặc thông qua sự giới thiệu của người quen đã cho con học ở những khóa trước.
Bản tính không thể chóng dời
"Tùy theo từng đứa trẻ còn khiếm khuyết kỹ năng sống nào thì mới cần cho đi học thứ đó để tránh tốn tiền vô ích" - chị Thanh Thảo, một phụ huynh ở Quận 3 (TP.HCM) cho biết.
"Quan trọng là cha mẹ muốn cho con mình để trang bị những kỹ năng cần thiết gì. Nhiều phụ huynh không tìm hiểu kỹ về các khóa học, cứ thấy đắt tiền là đăng ký, tưởng là tốt, nhưng có khi chỉ là nơi trông trẻ ngày hè".
Các bạn trẻ nhiệt tình với trại hè "Teen năng động@.com" do Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức. Nguồn: Thành đoàn TP.HCM. |
Chị Thu Phương, Hà Nội cho biết: Đó là lý do một số công ty quảng cáo kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó", dùng những từ ngữ rất to tát kiểu như "dạy khả năng thuyết trình", "dạy trẻ thông minh", "dạy trẻ thành công" để đánh lừa tâm lý phụ huynh. Nếu thực sự dạy được con người ta trở nên tài giỏi trong vài hôm thì đã thần kỳ quá.
Hiện nay, các trung tâm, công ty dạy kỹ năng sống mới mọc rầm rộ vài năm, chưa có đơn vị nào kiểm tra, đánh giá, thẩm định nên chất lượng.
Gặp một phụ huynh ở công viên Tao Đàn khi anh đang cho con đi nghịch cát, anh nói: "Giờ có tiền người ta mới quan trọng hóa chuyện đi học kỹ năng sống. Tôi không cho con đi học ở đâu hết, cứ hè đến là cho về quê đày nắng, đi tắm sông, trồng trọt ngoài vườn với ông bà, thế là hết nhõng nhẽo với chả không tự lập. Người dạy kỹ năng sống tốt nhất cho con chính là ba mẹ, vì hiểu con cần gì và thiếu gì nhất".
Anh Trần Hoài, người từng có thời gian sống Pháp lâu năm cho biết: Ở các nước phát triển, gia đình và nhà trường đều tham gia vào việc dạy kỹ năng sống cho con. Người ta dạy tốt đến mức, một thanh niên đến 18 tuổi có thể xách ba lô đi khắp thế giới mà không biết sợ. Anh đã từng được một cậu bé mới 10 tuổi dẫn đường từ một làng nhỏ ra tới ga tàu hỏa lúc 11h đêm, rồi cậu đó quay về một mình mà không hề sợ sệt.
Một phụ huynh có cho con đi học khóa học Tôi tài giỏi, lúc đầu rất phấn khởi vì con bỗng dưng thay đổi, gần như lột xác hoàn toàn. Cháu lại học thêm được kỹ năng rất hay là biết cách vẽ sơ đồ tư duy, giúp ghi nhớ bài học tốt, thậm chí còn khóc trước mặt cha mẹ vì ân hận những lần nghịch dại làm gia đình chị tưởng đang ở thiên đàng. Tuy nhiên, chỉ được dăm hôm ba bữa là cháu đâu lại hoàn đó, chăn màn vẫn không buồn gấp, đồ đạc vứt khắp nhà.
- Tú Uyên
Nhà tâm lý Hoàng Nhân cho biết: Việc trẻ em thay đổi đột ngột từ tiêu cực thành tích cực cha mẹ cần phải đề phòng! Trẻ em đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện về tính cách thì bốc đồng, gặp ngọn đèn sáng thì sáng rất nhanh, gặp cái xấu cũng tối rất nhanh, vì thế đừng kỳ vọng về một sự thay đổi mang tính vĩnh hằng. Bất cứ trải nghiệm nào cũng là tốt với trẻ. Nếu nơi nào quảng cáo về việc thay đổi con cái thành tích cực trong một thời gia ngắn thì đó chỉ là chiêu phỉnh nịnh mong đợi của phụ huynh thôi. Ông Nguyễn Tài Dũng - Phó trưởng phòng Học sinh, sinh viên (Sở GD-ĐT TP.HCM), người hướng dẫn giáo viên ở TP.HCM dạy tích hợp kỹ năng sống theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT vào chương trình học chính khóa - cho biết: Cái đích cuối cùng của giáo dục kỹ năng sống phải là giúp các em thay đổi hành vi, điều đó cực kỳ khó và phải mất thời gian dài, đồng thời gia đình phải phối hợp với nhà trường thì mới có hiệu quả cao. Chẳng hạn, ai cũng biết hút thuốc lá là có hại, nhưng giúp một người bỏ được thuốc lá không phải là điều dễ dàng và một sớm một chiều. Kỹ năng sống là kỹ năng sống thế nào cho tốt, như vậy học bất cứ cái gì mà trẻ còn khuyết thiếu đều là tốt. Hiện nay, các trung tâm dạy kỹ năng sống được thành lập một cách tự phát, chưa có tổ chức nào đánh giá nên chưa thể kết luận được trung tâm nào tốt, trung tâm nào không. |