- "Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ quan trọng đối với lợi ích danh tiếng
và uy tín trả nợ của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu, mà còn là yếu tố then
chốt cho cạnh tranh quốc tế" - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt
Nam John Hendra chia sẻ những dự cảm thách thức và kỳ vọng đối với Việt Nam
trong năm 2011.
Cần hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ
Năm 2011 là dấu mốc quan trọng khi Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, dẫn đến những thay đổi về nhân sự trong các bộ máy lãnh đạo. Trên quan điểm của ông, những thay đổi về nhân sự lãnh đạo sẽ tạo cơ hội như thế nào để Việt Nam thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế?
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vẫn cần những cải cách về quản trị, xã hội, kinh tế cơ bản, Đại hội Đảng và bầu cử sắp tới cần đưa ra tầm nhìn rõ ràng cho tương lai của đất nước và tập thể lãnh đạo có đức, có tài, mạnh mẽ sẵn sàng tìm cách giải quyết các thách thức chủ chốt mà Việt Nam đang phải đối mặt khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp (MIC).
Nói ngắn gọn, các nhà lãnh đạo của Việt Nam trong 5 năm tới sẽ cần đưa ra những ý tưởng mới, ý chí chính trị mạnh mẽ và tích cực để chống đỡ các vấn đề chủ chốt mà Việt Nam phải đối mặt. Cần đảm bảo các văn kiện được thông qua tại Đại hội Đảng, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020), trở thành khuôn khổ đảm bảo cho sự phát triển cân bằng hơn, kết hợp tốt hơn giữa tăng trưởng kinh tế với bền vững môi trường, bảo vệ xã hội và phát triển con người.
Điều quan trọng là Chiến lược vạch ra một mô hình tăng trưởng bền vững hơn dựa trên gia tăng giá trị sản xuất nội địa và năng suất, có hàm lượng kỹ thuật cao. Đặc biệt là những bước đột phá đã được chỉ ra, như cần nâng cao hiệu quả thể chế, cải cách hệ thống giáo dục đại học và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Cần có hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ để dẫn dắt việc thực hiện hiệu quả và và có phối hợp những bước đột phá này.
Tập thể lãnh đạo mới cần sớm nắm bắt những cơ hội giải quyết các vấn đề các gia đình Việt Nam đang quan tâm, lo lắng, đó là giá cả thực phẩm leo thang, tham nhũng tiếp diễn, tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục chất lượng và một môi trường thiên nhiên đang trở nên xấu đi.
Yếu tố then chốt cho cạnh tranh
Năm 2011 cũng là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và Chiến lược 10 năm đã được Đại hội Đảng XI thông qua. Giai đoạn này đánh dấu bối cảnh Việt Nam bước vào địa vị quốc gia có thu nhập trung bình. Đâu là thách thức mới nảy sinh mà Liên hợp quốc lưu ý với Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược phát triển của mình?
Ngay trong giai đoạn trước mắt, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra trong thông điệp đầu năm, Việt Nam cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ quan trọng đối với lợi ích danh tiếng và uy tín trả nợ của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu, mà còn là yếu tố then chốt cho cạnh tranh quốc tế.
Cần ưu tiên đối phó với những thách thức ngày càng lớn về sự cạnh tranh thấp, thiếu hiệu quả, quản lý và giám sát các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước cũng như tính cạnh tranh của nền kinh tế. Người nghèo là đối tượng sẽ phải chịu thiệt thòi, mất mát lớn nhất bởi thực trạng giá cả không ngừng leo thang và nền kinh tế bất ổn.
Việt Nam nên lưy ý những rủi ro của bất bình đẳng gia tăng gắn với tăng trưởng kinh tế cao. Kế hoạch kinh tế - xã hội nhận diện rằng "không để cho khoảng cách phát triển trở thành một vấn đề cấp bách". Điều chủ chốt là bảo trợ xã hội với tới những người dễ bị rủi ro nhất, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương tái nghèo.
Một thách thức khác đó là bất bình đẳng giới. Sự thiên vị con trai cố hữu và tỷ lệ sinh sản thấp hơn ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính khi sinh gia tăng nhanh chóng, trong khi một nghiên cứu gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy 58% phụ nữ Việt Nam từng chịu một vài hình thức bạo lực gia đình trong cuộc đời.
Đầu tư nhiều hơn vào phát triển con người và xã hội là điều then chốt để đạt được tầm nhìn đặt ra trong Chiến lược 10 năm cũng như Kế hoạch 5 năm.
Dành ưu tiên và tăng cường hiệu quả đầu tư công sẽ tạo ra các nguồn lực nhiều hơn cho phí tổn trong các lĩnh vực xã hội. Đầu tư vào giáo dục, các kỹ năng và y tế phòng ngừa sẽ là cấp thiết để phát huy tối đa tiềm lực con người. Các khoản đầu tư này sẽ giúp Việt Nam tránh được bẫy kép về bất bình đẳng gia tăng và cạnh tranh thấp thông qua việc gia tăng tỷ lệ năng suất trong nền kinh tế và đảm bảo những cơ hội việc làm tốt.
Mục tiêu xây dựng một xã hội có nền kinh tế thị trường, dân chủ, thịnh vượng của Việt Nam đòi hỏi một nền quản trị công có thể hứa hẹn đem lại sự thịnh vượng lớn hơn nữa cho mọi người dân.
Một thách thức nữa là biến những nguyên tắc của một hệ thống hành chính công hiệu quả và dựa trên năng lực của các công chức thành xu hướng chủ đạo, sao cho các công chức đó có động lực và khả năng đối phó với các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường mà Việt Nam đang gặp phải. Nạn tham nhũng trong lĩnh vực y tế và giáo dục cần được giải quyết bởi nó đặc biệt làm tổn thương người nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng.
Suy thoái môi trường đang ngày càng hiện rõ ở Việt Nam và có thể đe dọa sự phát triển trong tương lai. Việt Nam không được lặp lại sai lầm của nhiều nước khác là hy sinh nguồn tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy tăng trưởng ngắn hạn bằng mọi giá.
Học gì từ Trung Quốc?
So sánh với nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam có nhiều vấn đề tương tự trong đổi mới kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Liệu Việt Nam có thể học bài học gì từ Trung Quốc?
Mặc dù cả Trung Quốc và Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo và có những liên kết kinh tế mạnh mẽ với nhau, điều cần lưu ý là hầu hết các nhà quan sát đều nhận thấy tiến độ cải cách ấn tượng của Việt Nam chậm hơn Trung Quốc khoảng một thập kỷ và có những khác biệt rõ ràng về quy mô và tỷ lệ. Từ đó, theo tôi, có thể có một số bài học được rút ra:
Thứ nhất, về chính sách kinh tế, mặc dù các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước vẫn là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải cách để tăng cường quản lý và sức cạnh tranh của khối doanh nghiệp này.
Hơn thế nữa, cơ sở hạ tầng cứng của Trung Quốc đã đi trước Việt Nam trước cả một thập kỷ và có hiệu quả đầu tư công cao hơn đáng kể. Do tầm quan trọng của thách thức cơ sở hạ tầng mà Việt Nam phải đối mặt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, điều quan trọng là xây dựng các quy trình để đảm bảo rằng đầu tư công hướng đến các dự án hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, Trung Quốc đã cải cách sâu sắc lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Để làm được như vậy, Trung Quốc đã phát huy tiềm năng mạnh mẽ của mình để nghiên cứu và thu hút nhiều chuyên gia nghiên cứu tài năng từ trong và ngoài nước. Điều này vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam.
Thứ ba, trong lĩnh vực pháp lý, trong khi cả Trung Quốc và Việt Nam cùng tiến hành cải cách và đạt tiến bộ đáng kể, có những lĩnh vực mà Trung Quốc đạt tiến bộ nhanh hơn. Đó là lĩnh vực tiếp cận trợ giúp về tư pháp, pháp lý, đặc biệt đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương như người nghèo và di cư.
Thứ tư, khi Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới, cần tránh một số cái bẫy mà Trung Quốc đã gặp phải, bao gồm khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, sự bất bình đẳng gia tăng trong một số khía cạnh chính sách như suy thoái môi trường và các kết quả y tế.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng Việt Nam nên học hỏi không chỉ từ Trung Quốc mà cả nước từng thành công trong việc chuyển đổi từ phát triển thấp sang nước có thu nhập trung bình cao hơn. Đặc biệt, nên gia nhập nhóm các nước lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh.
Xuân Linh
Cần hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ
Năm 2011 là dấu mốc quan trọng khi Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, dẫn đến những thay đổi về nhân sự trong các bộ máy lãnh đạo. Trên quan điểm của ông, những thay đổi về nhân sự lãnh đạo sẽ tạo cơ hội như thế nào để Việt Nam thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế?
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vẫn cần những cải cách về quản trị, xã hội, kinh tế cơ bản, Đại hội Đảng và bầu cử sắp tới cần đưa ra tầm nhìn rõ ràng cho tương lai của đất nước và tập thể lãnh đạo có đức, có tài, mạnh mẽ sẵn sàng tìm cách giải quyết các thách thức chủ chốt mà Việt Nam đang phải đối mặt khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp (MIC).
Nói ngắn gọn, các nhà lãnh đạo của Việt Nam trong 5 năm tới sẽ cần đưa ra những ý tưởng mới, ý chí chính trị mạnh mẽ và tích cực để chống đỡ các vấn đề chủ chốt mà Việt Nam phải đối mặt. Cần đảm bảo các văn kiện được thông qua tại Đại hội Đảng, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020), trở thành khuôn khổ đảm bảo cho sự phát triển cân bằng hơn, kết hợp tốt hơn giữa tăng trưởng kinh tế với bền vững môi trường, bảo vệ xã hội và phát triển con người.
Điều quan trọng là Chiến lược vạch ra một mô hình tăng trưởng bền vững hơn dựa trên gia tăng giá trị sản xuất nội địa và năng suất, có hàm lượng kỹ thuật cao. Đặc biệt là những bước đột phá đã được chỉ ra, như cần nâng cao hiệu quả thể chế, cải cách hệ thống giáo dục đại học và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Cần có hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ để dẫn dắt việc thực hiện hiệu quả và và có phối hợp những bước đột phá này.
Tập thể lãnh đạo mới cần sớm nắm bắt những cơ hội giải quyết các vấn đề các gia đình Việt Nam đang quan tâm, lo lắng, đó là giá cả thực phẩm leo thang, tham nhũng tiếp diễn, tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục chất lượng và một môi trường thiên nhiên đang trở nên xấu đi.
c |
Ông John Hendra: Việt Nam không được lặp lại sai lầm của nhiều nước khác là hy sinh nguồn tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy tăng trưởng ngắn hạn |
Năm 2011 cũng là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và Chiến lược 10 năm đã được Đại hội Đảng XI thông qua. Giai đoạn này đánh dấu bối cảnh Việt Nam bước vào địa vị quốc gia có thu nhập trung bình. Đâu là thách thức mới nảy sinh mà Liên hợp quốc lưu ý với Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược phát triển của mình?
Ngay trong giai đoạn trước mắt, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra trong thông điệp đầu năm, Việt Nam cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ quan trọng đối với lợi ích danh tiếng và uy tín trả nợ của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu, mà còn là yếu tố then chốt cho cạnh tranh quốc tế.
Cần ưu tiên đối phó với những thách thức ngày càng lớn về sự cạnh tranh thấp, thiếu hiệu quả, quản lý và giám sát các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước cũng như tính cạnh tranh của nền kinh tế. Người nghèo là đối tượng sẽ phải chịu thiệt thòi, mất mát lớn nhất bởi thực trạng giá cả không ngừng leo thang và nền kinh tế bất ổn.
Việt Nam nên lưy ý những rủi ro của bất bình đẳng gia tăng gắn với tăng trưởng kinh tế cao. Kế hoạch kinh tế - xã hội nhận diện rằng "không để cho khoảng cách phát triển trở thành một vấn đề cấp bách". Điều chủ chốt là bảo trợ xã hội với tới những người dễ bị rủi ro nhất, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương tái nghèo.
Một thách thức khác đó là bất bình đẳng giới. Sự thiên vị con trai cố hữu và tỷ lệ sinh sản thấp hơn ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính khi sinh gia tăng nhanh chóng, trong khi một nghiên cứu gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy 58% phụ nữ Việt Nam từng chịu một vài hình thức bạo lực gia đình trong cuộc đời.
Đầu tư nhiều hơn vào phát triển con người và xã hội là điều then chốt để đạt được tầm nhìn đặt ra trong Chiến lược 10 năm cũng như Kế hoạch 5 năm.
Dành ưu tiên và tăng cường hiệu quả đầu tư công sẽ tạo ra các nguồn lực nhiều hơn cho phí tổn trong các lĩnh vực xã hội. Đầu tư vào giáo dục, các kỹ năng và y tế phòng ngừa sẽ là cấp thiết để phát huy tối đa tiềm lực con người. Các khoản đầu tư này sẽ giúp Việt Nam tránh được bẫy kép về bất bình đẳng gia tăng và cạnh tranh thấp thông qua việc gia tăng tỷ lệ năng suất trong nền kinh tế và đảm bảo những cơ hội việc làm tốt.
Mục tiêu xây dựng một xã hội có nền kinh tế thị trường, dân chủ, thịnh vượng của Việt Nam đòi hỏi một nền quản trị công có thể hứa hẹn đem lại sự thịnh vượng lớn hơn nữa cho mọi người dân.
Một thách thức nữa là biến những nguyên tắc của một hệ thống hành chính công hiệu quả và dựa trên năng lực của các công chức thành xu hướng chủ đạo, sao cho các công chức đó có động lực và khả năng đối phó với các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường mà Việt Nam đang gặp phải. Nạn tham nhũng trong lĩnh vực y tế và giáo dục cần được giải quyết bởi nó đặc biệt làm tổn thương người nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng.
Suy thoái môi trường đang ngày càng hiện rõ ở Việt Nam và có thể đe dọa sự phát triển trong tương lai. Việt Nam không được lặp lại sai lầm của nhiều nước khác là hy sinh nguồn tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy tăng trưởng ngắn hạn bằng mọi giá.
Học gì từ Trung Quốc?
So sánh với nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam có nhiều vấn đề tương tự trong đổi mới kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Liệu Việt Nam có thể học bài học gì từ Trung Quốc?
Mặc dù cả Trung Quốc và Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo và có những liên kết kinh tế mạnh mẽ với nhau, điều cần lưu ý là hầu hết các nhà quan sát đều nhận thấy tiến độ cải cách ấn tượng của Việt Nam chậm hơn Trung Quốc khoảng một thập kỷ và có những khác biệt rõ ràng về quy mô và tỷ lệ. Từ đó, theo tôi, có thể có một số bài học được rút ra:
Thứ nhất, về chính sách kinh tế, mặc dù các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước vẫn là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải cách để tăng cường quản lý và sức cạnh tranh của khối doanh nghiệp này.
Hơn thế nữa, cơ sở hạ tầng cứng của Trung Quốc đã đi trước Việt Nam trước cả một thập kỷ và có hiệu quả đầu tư công cao hơn đáng kể. Do tầm quan trọng của thách thức cơ sở hạ tầng mà Việt Nam phải đối mặt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, điều quan trọng là xây dựng các quy trình để đảm bảo rằng đầu tư công hướng đến các dự án hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, Trung Quốc đã cải cách sâu sắc lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Để làm được như vậy, Trung Quốc đã phát huy tiềm năng mạnh mẽ của mình để nghiên cứu và thu hút nhiều chuyên gia nghiên cứu tài năng từ trong và ngoài nước. Điều này vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam.
Thứ ba, trong lĩnh vực pháp lý, trong khi cả Trung Quốc và Việt Nam cùng tiến hành cải cách và đạt tiến bộ đáng kể, có những lĩnh vực mà Trung Quốc đạt tiến bộ nhanh hơn. Đó là lĩnh vực tiếp cận trợ giúp về tư pháp, pháp lý, đặc biệt đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương như người nghèo và di cư.
Thứ tư, khi Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới, cần tránh một số cái bẫy mà Trung Quốc đã gặp phải, bao gồm khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, sự bất bình đẳng gia tăng trong một số khía cạnh chính sách như suy thoái môi trường và các kết quả y tế.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng Việt Nam nên học hỏi không chỉ từ Trung Quốc mà cả nước từng thành công trong việc chuyển đổi từ phát triển thấp sang nước có thu nhập trung bình cao hơn. Đặc biệt, nên gia nhập nhóm các nước lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh.
Xuân Linh