Những kết quả tích cực trong thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Anh kể từ khi UKVFTA có hiệu lực thực thi đã cho thấy bức tranh nhiều triển vọng về hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nước.
Với vai trò nước chủ nhà tổ chức vòng đàm phán cuối cùng tại Phú Quốc vào tháng 2/2023, Việt Nam đã đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể kết thúc vòng đàm phán và chuyển sang quá trình phê chuẩn. Với triển vọng tiến trình phê chuẩn thuận lợi, Nghị định thư về việc Anh gia nhập CPTPP sẽ có hiệu lực trong năm 2024.
Tới nay, vương quốc Anh đã hoàn tất vòng đàm phán cuối cùng về việc gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); cho biết, dự kiến tại Kỳ họp thứ Bảy khai mạc vào tuần tới, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét Tờ trình của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Anh.
Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Anh phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực ngày 1.5.2021, kim ngạch thương mại song phương đã tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2023 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 4,47% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 6,06 tỷ USD, tăng 5,2%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Việt Nam giảm 9,2% xuống còn 771 triệu USD.
Lũy kế đến ngày 20 tháng 12 năm 2022, Vương quốc Anh hiện có 507 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, với tổng vốn đạt gần 4 tỷ 195 triệu USD, đứng thứ 15 trên tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong năm 2022, Vương quốc Anh có tổng cộng 53 dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 64,33 triệu USD.
Theo đánh giá chung, hiện quan hệ thương mại hai nước đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Anh tại Đông Nam Á trong khi Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 12 của Việt Nam. Anh nằm trong số 15 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với 500 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 4,2 tỷ USD.
Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đứng thứ 3 về xuất khẩu gỗ và đồ nội thất, đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy, hải sản, cũng như các mặt hàng xuất khẩu linh kiện điện tử, điện thoại di động và dệt may.
Dư địa tăng trưởng thương mại giữa hai nước còn rất nhiều, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may mà UKVFTA đã đóng góp đáng kể với các cam kết về thuế quan, hạn ngạch thuế quan cũng như việc dỡ bỏ các rào cản tiếp cận thị trường.
Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Anh có hiệu lực năm 2021 và hai nước hoàn thành đàm phán song phương để Anh gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm nay, cơ hội thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh doanh là rất lớn. Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cũng chỉ ra tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Anh, bao gồm Scotland, trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục, chuyển đổi số, phát triển năng lượng tái tạo.
Cùng với đó, triển vọng Nghị định thư về việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ có hiệu lực trong năm 2024 sẽ giúp quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Việt Nam quan tâm thúc đẩy hợp tác với Anh trong những lĩnh vực mà Anh có thế mạnh và mong muốn các doanh nghiệp của Anh tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, điện gió…