- Bài: Blogger Mỹ bị chỉ trích vì nói xấu du lịch Việt Nam đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC
“Tây du lịch cũng có người kỹ tính đến…khó chịu!”
Email mr.sexy1989@gmail.com viết: “Tôi nghĩ chưa chắc ông Matt Kepnes này đã tới Việt Nam đâu. Chỉ là tiếng xấu đồn xa, ổng nghe người ta nói lại rồi viết thôi. Nhưng dù gì cũng phải thừa nhận: Người bán hàng Việt Nam chèo kéo khách, ‘chặt chém’ ghê quá!”
Ý kiến của email minh@yahoo.com: “Cho dù anh Matt đã tới hay chưa tới Việt Nam thì ngay bản thân mỗi người Việt đều có thể thấy anh ta nói đúng mà.”
Đồng tình với ý kiến trên, email th_tiamo@yahoo.com viết: “Mình thấy Matt Kepnes nói đúng về du lịch Việt Nam. Theo mình thấy hầu như tất cả những người khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam, đều bị 'chặt chém' đẹp. Mình không muốn nói xấu Việt Nam, nhưng người Việt Nam đã làm xấu Việt Nam.”
Ý kiến của email quanvv@bdsthanglong.com lại khác: “Mình thì không đồng tình với bài viết nói xấu Việt Nam của Matt. Nhưng cũng cần xem lại những gì Matt nói, tôi thấy cũng có những điều đúng. Những người bán hàng Việt Nam cứ thấy khách nước ngoài là lôi kéo, 'chặt chém'..., làm mất hình ảnh con người Việt Nam.”
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Minh (email vinaspy@aol.com liên hệ: “Chưa nói tới người nước ngoài, tôi từ Tp.HCM khi ra Hà Nội du lịch dịp Tết cũng bực mình khi vào tiệm thuốc tây để mua thuốc: Tôi nói bán cho tôi hai ngày thuốc cảm. Họ trả lời là Hà Nội không phải như Sài Gòn đâu nhá! Mua từ 5 ngày trở lên mới bán. Tôi qua tiệm bên cạnh, và lặp lại yêu cầu mua hai ngày thuốc. Ở đây họ bán cho tôi, nhưng khi tôi ra tới gần cửa thì họ gọi theo nói: Bấy nhiêu thuốc, uống hai ngày nhiều quá, nhớ uống thành 4 ngày nhé! Thật không chấp nhận được.”
Email tuannam@gmail.com chia sẻ: “Ngay cả người Việt Nam như mình đi du lịch ra Hà Nội mà vẫn bực mình và tức anh ách thì những vấn đề như ông Matt này gặp phải thì cũng không có gì lạ lắm. Mặc dù đến nay đã có tốt hơn nhiều rồi.”
Đây là câu hỏi của email langphinhantai@gmail.com: “Tác giả bài viết này đã từng trải nghiệm ở nước ngoài chưa vậy? Nếu trải nghiệm rồi thì chắc chắn sẽ không phản đối bài viết của Matt. Anh ta viết còn thiếu nhiều thứ lắm, những thứ mà du khách sẽ không thể nào được trải nghiệm ở các nước phát triển, ví dụ như móc túi...Khi không được thì quay lại tấn công du khách. Hãy tự ngẫm lại mình trước khi phản đối những trải nghiệm của người khác.”
Email cyclohanoi@yahoo.co.uk thì cho rằng: “Tây cũng có nhiều loại, nhất là có một số khách du lịch bụi như anh chàng Matt này cũng nghèo và kỹ tính đến mức khó chịu lắm. Tuy nhiên, những vấn đề anh ta nêu ra là đúng thực trạng du lịch Việt Nam, ở nhiều nước khác cũng có nhưng tần suất ít hơn.”
Email kimphucthinh@gmail.com phụ họa: “Cái tốt cái xấu ở đâu cũng có. Ở Hàng Bạc hôm ăn mực nướng nhìn cách mà các vị khách nước ngoài mặc cả 1 con mực thì có lẽ chúng tôi cũng bái chào. Trong thời buổi bão giá thế này mà trên phố Tôn Đức Thắng khách Tây Âu mặc cả 1 bộ vest (1 áo, 2 quần) với giá xấp xỉ 1 triệu VNĐ thì đúng là tôi mơ cũng chưa nghĩ đến giá rẻ thế.
Vấn đề trả tiền thừa trong siêu thị bằng kẹo hay socola chỉ với số tiền thừa có mệnh giá rất nhỏ chừng 500VNĐ, đổi ra USD thì được bao nhiêu mà vị khách trên cũng ca cẩm nhỉ? Thử hỏi với mấy cen USD thì bên nước của họ, họ mua được bao nhiêu thỏi socola?
Là một người Việt Nam sống tại Việt Nam đi chơi hay đi du lịch, tôi cảm thấy còn bình yên chán, vì ít ra tệ nạn cướp bóc hay bị bắn súng đạn, khủng bố là không có.”
“Bạn tin rằng nước phát triển không có cướp giật móc túi à? Hãy đến Baccelona thử xem”, đó là ý kiến của email do.vanthu@gmail.com.
Ngành Du lịch Việt Nam cần soi lại mình!
Email hungmash34@yahoo.com than thở: “Trong đội ngũ tham gia dịch vụ du lịch ở Việt Nam, có không ít kẻ thấp hèn, vô đạo đức. Tôi là người Việt, cũng đã từng chịu cảnh đó.”
Bạn đọc Minh Hoàng (email hoang.doanhphu@gmail.com) cho rằng: “Dù người nghèo khổ tham gia làm dịch vụ du lịch, thì cũng phải nhớ lời tổ tiên ta đã dạy 'đói cho sạch, rách cho thơm'. Nếu khách tự cho người bán hàng tiền dư còn lại thì nhận cũng tạm được, chứ đừng làm kiểu ăn gian.”
Email xuankhoa69@yahoo.com bộc bạch: “Là một người Việt chính gốc tôi nhận thấy hiện có một một khuyết điểm rất lớn đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng người Việt trong nước đó là hoặc không thừa nhận mình có khuyết điểm hoặc thừa nhận nhưng cãi chày cãi cối rằng khuyết điểm đó là nhỏ nhặt, không cơ bản. Đồng thời cố tìm ra những khuyết điểm, sơ sót của người nêu ra khuyết điểm của mình để biện minh rằng nhận xét hay phê bình của người ta là không đáng tin.
Những khuyết điểm trên không chỉ phổ biến trong người dân mà cả ở những cơ quan thông tin đại chúng, như một cách cổ súy cho tư tưởng tự tôn tự đại quá mức của người Việt. Chẳng hạn tác giả bài viết này không tìm hiểu xem rằng những vấn đề mà các anh Matt kia đưa ra về Việt nam ta là có thực hay không tại Việt nam? Thay vào đó, tác giả cố chứng minh rằng anh Matt kia là keo kiệt, ngây thơ, xảo trá, háo danh...Tôi dám chắc rằng bất kỳ người dân Việt nam nào có điều kiện đi đây đi đó ở Việt nam, đặc biệt là đến Hà nội, đều có thể chứng thực những gì mà anh Matt kia đã kể. Ngay bản thân tôi là người Sài gòn một lần đi ra Hà nội và ghé phố Lương Văn Can mua con búp bê Trung Quốc cho con gái cùng một người bạn, đã bị người bán ‘chửi’ là ‘đồ nhà quê’ khi bạn tôi đề nghị bớt giá! Ngay ở Sài gòn này khi tôi đưa khách hàng từ sân bay về khách sạn ở quận 1 bằng Airport taxi Tết vừa qua đồng hồ chỉ 110.000 đ + 5.000 lệ phí sân bay thế nhưng khi khách của tôi đưa 150.000 đ thì tài xế không thối lại tiền thừa mà cũng chẳng cảm ơn lời nào. Điều tôi muốn nói đó là nếu người ta còn góp ý, phê bình cho mình đó là người ta còn quan tâm đến mình chứ chả phải người ta ghét bỏ gì mình. Nếu ghét bỏ thì người ta chả thèm nói gì đâu mà chỉ đơn giản là không thèm ngó ngàng gì đến mình nữa.
Đừng mãi tự sướng bằng cách nghĩ rằng Việt nam có cái Hạ long nằm trong top 7 kỳ quan mới của thế giới, nên người ta phải tới bằng mọi giá. Hãy nhìn sang Campuchia, Lào, Myanmar (chứ chưa cần nhìn sang Thái lan, Singapore hay Âu Mỹ) xem họ đang làm du lịch như thế nào và chúng ta đang làm du lịch như thế nào để một lần biết cúi đầu tự nhìn lại mình với hy vọng một ngày nào đó sẽ có người phải cúi đầu để nhìn ta.”
Bạn đọc Nguyễn Ánh Trung (email nguyenanhtrung1808@yahoo.com.vn) tỏ ra đồng tình: “Tôi cũng thấy tận mắt cảnh chèo kéo mời mua hàng như thế ở Sài Gòn, việc Taxi ăn gian tiền của khách là có thật 100%, từ sân bay Tân Sơn Nhất về về trung tâm tp HCM là 120.000 hay 130.000đ thì tài xế thu khách 1.200.000đ hay 1.300.000đ hoặc 20 hay 50 USD, xe xích lô 'chặt chém' kinh hơn, đoạn đường lòng vòng khu trung tâm, thu của khách 100 USD.
Giờ lại xuất hiện 'đội quân bán hàng cơ động nhanh' ( xe máy), chỗ nào hay khách sạn nào có khách tập trung (như trả phòng, xuống xe nhận phòng,...) thì đội quân này ầm ầm (khoảng 5 đến hơn 10 người) lập tức xuất hiện chèo kéo, mời mọc. Do đi xe máy, và cơ động nhanh nên chúng thoắt ẩn thoắt hiện,di chuyển khá nhanh nên lực lượng chức năng còn chưa kịp phát hiện, nói gì đến truy quét. Mình làm quản lý một khách sạn nên hằng ngày đã chứng kiến và phải giải quyết rất nhiều sự than phiền của khách. Anh Matt này nói không ngoa đâu. Anh ta phát biểu như thế là đúng và không có tư lợi gì.
Mỗi người, mà nhất là ngành Du lịch Việt Nam hãy dũng cảm nhìn nhận sự thật và tìm cách giải quyết, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện cái nhìn của bạn bè quốc tế, đừng cố ý che đậy sẽ làm cho hình ảnh người Việt Nam mất thêm giá trị.”
Cùng cảm nhận như các ý kiến trên, bạn đọc Nguyễn Nam (email under.newbie@ymail.com) viết: “Anh Matt viết đúng về hiện trạng du lịch tại Việt Nam đấy. Bạn bè tôi được tôi mời và giới thiệu về Việt Nam rất đẹp và hấp dẫn, nhưng khi bạn tôi sang Việt Nam du lịch, họ cũng không muốn quay lại. Tôi nghĩ chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và cải thiện dần mới được!”
Email dongta.ck@gmail.com phụ họa: “Thật tình mà nói, Matt viết chính xác tới từng cm đó chứ! Đừng tự huyễn hoặc mình nữa! Ngành Du lịch cần nhìn lại!”
“Dù họ chê nghe khó lọt tai, nhưng không oan cho du lịch Việt Nam đâu. Phải thay đổi dần thôi các bạn ạ”, đó là ý kiến của email ale.dontstop@gmail.com.
Email hathanh@gmail.com đề nghị: “Các nhà quản lý và phát triển du lịch nước ta không nên bảo thủ. Những gì mà Matt đưa ra đáng buồn nhưng là đúng đấy, đành rằng không phải địa phương nào cũng thế. Vấn đề là những địa phương có những ví dụ xấu như thế thì cần kết hợp với các sở ban ngành liên quan để chấn chỉnh đảm bảo cho du khách được an toàn, gây thiện cảm tốt với các du khách.”
Email viet_thanh1968@yahoo.com đồng tình: “Tôi cũng đề nghị ngành Du lịch Việt Nam cần soi lại mình. Theo tôi, Tổng cục Du lịch nên có thư gửi tới người phê bình, cái gì người ta nói sai thì nói lại cho rõ, cái gì người ta nói đúng thì tiếp thu một cách chân thành.”
“Hãy làm tốt các loại hình dịch vụ, sẽ không có cơ hội cho những kẻ muốn bêu xấu du lịch Việt Nam”, đó là ý kiến của email fu.tani@yahoo.com.
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC
'Bêu xấu' du lịch Việt: Nên cảm ơn blogger người Mỹ
Blogger Mỹ bị chỉ trích vì nói xấu du lịch Việt Nam
Blogger Mỹ bị chỉ trích vì nói xấu du lịch Việt Nam
Hình ảnh của phố cổ Hội An trên blog của Matt Kepnes |
“Tây du lịch cũng có người kỹ tính đến…khó chịu!”
Email mr.sexy1989@gmail.com viết: “Tôi nghĩ chưa chắc ông Matt Kepnes này đã tới Việt Nam đâu. Chỉ là tiếng xấu đồn xa, ổng nghe người ta nói lại rồi viết thôi. Nhưng dù gì cũng phải thừa nhận: Người bán hàng Việt Nam chèo kéo khách, ‘chặt chém’ ghê quá!”
Ý kiến của email minh@yahoo.com: “Cho dù anh Matt đã tới hay chưa tới Việt Nam thì ngay bản thân mỗi người Việt đều có thể thấy anh ta nói đúng mà.”
Đồng tình với ý kiến trên, email th_tiamo@yahoo.com viết: “Mình thấy Matt Kepnes nói đúng về du lịch Việt Nam. Theo mình thấy hầu như tất cả những người khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam, đều bị 'chặt chém' đẹp. Mình không muốn nói xấu Việt Nam, nhưng người Việt Nam đã làm xấu Việt Nam.”
Ý kiến của email quanvv@bdsthanglong.com lại khác: “Mình thì không đồng tình với bài viết nói xấu Việt Nam của Matt. Nhưng cũng cần xem lại những gì Matt nói, tôi thấy cũng có những điều đúng. Những người bán hàng Việt Nam cứ thấy khách nước ngoài là lôi kéo, 'chặt chém'..., làm mất hình ảnh con người Việt Nam.”
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Minh (email vinaspy@aol.com liên hệ: “Chưa nói tới người nước ngoài, tôi từ Tp.HCM khi ra Hà Nội du lịch dịp Tết cũng bực mình khi vào tiệm thuốc tây để mua thuốc: Tôi nói bán cho tôi hai ngày thuốc cảm. Họ trả lời là Hà Nội không phải như Sài Gòn đâu nhá! Mua từ 5 ngày trở lên mới bán. Tôi qua tiệm bên cạnh, và lặp lại yêu cầu mua hai ngày thuốc. Ở đây họ bán cho tôi, nhưng khi tôi ra tới gần cửa thì họ gọi theo nói: Bấy nhiêu thuốc, uống hai ngày nhiều quá, nhớ uống thành 4 ngày nhé! Thật không chấp nhận được.”
Email tuannam@gmail.com chia sẻ: “Ngay cả người Việt Nam như mình đi du lịch ra Hà Nội mà vẫn bực mình và tức anh ách thì những vấn đề như ông Matt này gặp phải thì cũng không có gì lạ lắm. Mặc dù đến nay đã có tốt hơn nhiều rồi.”
Đây là câu hỏi của email langphinhantai@gmail.com: “Tác giả bài viết này đã từng trải nghiệm ở nước ngoài chưa vậy? Nếu trải nghiệm rồi thì chắc chắn sẽ không phản đối bài viết của Matt. Anh ta viết còn thiếu nhiều thứ lắm, những thứ mà du khách sẽ không thể nào được trải nghiệm ở các nước phát triển, ví dụ như móc túi...Khi không được thì quay lại tấn công du khách. Hãy tự ngẫm lại mình trước khi phản đối những trải nghiệm của người khác.”
Chân dung Matt |
Email kimphucthinh@gmail.com phụ họa: “Cái tốt cái xấu ở đâu cũng có. Ở Hàng Bạc hôm ăn mực nướng nhìn cách mà các vị khách nước ngoài mặc cả 1 con mực thì có lẽ chúng tôi cũng bái chào. Trong thời buổi bão giá thế này mà trên phố Tôn Đức Thắng khách Tây Âu mặc cả 1 bộ vest (1 áo, 2 quần) với giá xấp xỉ 1 triệu VNĐ thì đúng là tôi mơ cũng chưa nghĩ đến giá rẻ thế.
Vấn đề trả tiền thừa trong siêu thị bằng kẹo hay socola chỉ với số tiền thừa có mệnh giá rất nhỏ chừng 500VNĐ, đổi ra USD thì được bao nhiêu mà vị khách trên cũng ca cẩm nhỉ? Thử hỏi với mấy cen USD thì bên nước của họ, họ mua được bao nhiêu thỏi socola?
Là một người Việt Nam sống tại Việt Nam đi chơi hay đi du lịch, tôi cảm thấy còn bình yên chán, vì ít ra tệ nạn cướp bóc hay bị bắn súng đạn, khủng bố là không có.”
“Bạn tin rằng nước phát triển không có cướp giật móc túi à? Hãy đến Baccelona thử xem”, đó là ý kiến của email do.vanthu@gmail.com.
Ngành Du lịch Việt Nam cần soi lại mình!
Email hungmash34@yahoo.com than thở: “Trong đội ngũ tham gia dịch vụ du lịch ở Việt Nam, có không ít kẻ thấp hèn, vô đạo đức. Tôi là người Việt, cũng đã từng chịu cảnh đó.”
Bạn đọc Minh Hoàng (email hoang.doanhphu@gmail.com) cho rằng: “Dù người nghèo khổ tham gia làm dịch vụ du lịch, thì cũng phải nhớ lời tổ tiên ta đã dạy 'đói cho sạch, rách cho thơm'. Nếu khách tự cho người bán hàng tiền dư còn lại thì nhận cũng tạm được, chứ đừng làm kiểu ăn gian.”
Email xuankhoa69@yahoo.com bộc bạch: “Là một người Việt chính gốc tôi nhận thấy hiện có một một khuyết điểm rất lớn đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng người Việt trong nước đó là hoặc không thừa nhận mình có khuyết điểm hoặc thừa nhận nhưng cãi chày cãi cối rằng khuyết điểm đó là nhỏ nhặt, không cơ bản. Đồng thời cố tìm ra những khuyết điểm, sơ sót của người nêu ra khuyết điểm của mình để biện minh rằng nhận xét hay phê bình của người ta là không đáng tin.
Những khuyết điểm trên không chỉ phổ biến trong người dân mà cả ở những cơ quan thông tin đại chúng, như một cách cổ súy cho tư tưởng tự tôn tự đại quá mức của người Việt. Chẳng hạn tác giả bài viết này không tìm hiểu xem rằng những vấn đề mà các anh Matt kia đưa ra về Việt nam ta là có thực hay không tại Việt nam? Thay vào đó, tác giả cố chứng minh rằng anh Matt kia là keo kiệt, ngây thơ, xảo trá, háo danh...Tôi dám chắc rằng bất kỳ người dân Việt nam nào có điều kiện đi đây đi đó ở Việt nam, đặc biệt là đến Hà nội, đều có thể chứng thực những gì mà anh Matt kia đã kể. Ngay bản thân tôi là người Sài gòn một lần đi ra Hà nội và ghé phố Lương Văn Can mua con búp bê Trung Quốc cho con gái cùng một người bạn, đã bị người bán ‘chửi’ là ‘đồ nhà quê’ khi bạn tôi đề nghị bớt giá! Ngay ở Sài gòn này khi tôi đưa khách hàng từ sân bay về khách sạn ở quận 1 bằng Airport taxi Tết vừa qua đồng hồ chỉ 110.000 đ + 5.000 lệ phí sân bay thế nhưng khi khách của tôi đưa 150.000 đ thì tài xế không thối lại tiền thừa mà cũng chẳng cảm ơn lời nào. Điều tôi muốn nói đó là nếu người ta còn góp ý, phê bình cho mình đó là người ta còn quan tâm đến mình chứ chả phải người ta ghét bỏ gì mình. Nếu ghét bỏ thì người ta chả thèm nói gì đâu mà chỉ đơn giản là không thèm ngó ngàng gì đến mình nữa.
Đừng mãi tự sướng bằng cách nghĩ rằng Việt nam có cái Hạ long nằm trong top 7 kỳ quan mới của thế giới, nên người ta phải tới bằng mọi giá. Hãy nhìn sang Campuchia, Lào, Myanmar (chứ chưa cần nhìn sang Thái lan, Singapore hay Âu Mỹ) xem họ đang làm du lịch như thế nào và chúng ta đang làm du lịch như thế nào để một lần biết cúi đầu tự nhìn lại mình với hy vọng một ngày nào đó sẽ có người phải cúi đầu để nhìn ta.”
Bạn đọc Nguyễn Ánh Trung (email nguyenanhtrung1808@yahoo.com.vn) tỏ ra đồng tình: “Tôi cũng thấy tận mắt cảnh chèo kéo mời mua hàng như thế ở Sài Gòn, việc Taxi ăn gian tiền của khách là có thật 100%, từ sân bay Tân Sơn Nhất về về trung tâm tp HCM là 120.000 hay 130.000đ thì tài xế thu khách 1.200.000đ hay 1.300.000đ hoặc 20 hay 50 USD, xe xích lô 'chặt chém' kinh hơn, đoạn đường lòng vòng khu trung tâm, thu của khách 100 USD.
Giờ lại xuất hiện 'đội quân bán hàng cơ động nhanh' ( xe máy), chỗ nào hay khách sạn nào có khách tập trung (như trả phòng, xuống xe nhận phòng,...) thì đội quân này ầm ầm (khoảng 5 đến hơn 10 người) lập tức xuất hiện chèo kéo, mời mọc. Do đi xe máy, và cơ động nhanh nên chúng thoắt ẩn thoắt hiện,di chuyển khá nhanh nên lực lượng chức năng còn chưa kịp phát hiện, nói gì đến truy quét. Mình làm quản lý một khách sạn nên hằng ngày đã chứng kiến và phải giải quyết rất nhiều sự than phiền của khách. Anh Matt này nói không ngoa đâu. Anh ta phát biểu như thế là đúng và không có tư lợi gì.
Mỗi người, mà nhất là ngành Du lịch Việt Nam hãy dũng cảm nhìn nhận sự thật và tìm cách giải quyết, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện cái nhìn của bạn bè quốc tế, đừng cố ý che đậy sẽ làm cho hình ảnh người Việt Nam mất thêm giá trị.”
Cùng cảm nhận như các ý kiến trên, bạn đọc Nguyễn Nam (email under.newbie@ymail.com) viết: “Anh Matt viết đúng về hiện trạng du lịch tại Việt Nam đấy. Bạn bè tôi được tôi mời và giới thiệu về Việt Nam rất đẹp và hấp dẫn, nhưng khi bạn tôi sang Việt Nam du lịch, họ cũng không muốn quay lại. Tôi nghĩ chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và cải thiện dần mới được!”
Email dongta.ck@gmail.com phụ họa: “Thật tình mà nói, Matt viết chính xác tới từng cm đó chứ! Đừng tự huyễn hoặc mình nữa! Ngành Du lịch cần nhìn lại!”
“Dù họ chê nghe khó lọt tai, nhưng không oan cho du lịch Việt Nam đâu. Phải thay đổi dần thôi các bạn ạ”, đó là ý kiến của email ale.dontstop@gmail.com.
Email hathanh@gmail.com đề nghị: “Các nhà quản lý và phát triển du lịch nước ta không nên bảo thủ. Những gì mà Matt đưa ra đáng buồn nhưng là đúng đấy, đành rằng không phải địa phương nào cũng thế. Vấn đề là những địa phương có những ví dụ xấu như thế thì cần kết hợp với các sở ban ngành liên quan để chấn chỉnh đảm bảo cho du khách được an toàn, gây thiện cảm tốt với các du khách.”
Email viet_thanh1968@yahoo.com đồng tình: “Tôi cũng đề nghị ngành Du lịch Việt Nam cần soi lại mình. Theo tôi, Tổng cục Du lịch nên có thư gửi tới người phê bình, cái gì người ta nói sai thì nói lại cho rõ, cái gì người ta nói đúng thì tiếp thu một cách chân thành.”
“Hãy làm tốt các loại hình dịch vụ, sẽ không có cơ hội cho những kẻ muốn bêu xấu du lịch Việt Nam”, đó là ý kiến của email fu.tani@yahoo.com.
Ban Bạn đọc