- Không bó buộc kiến thức trong phạm vi sách giáo khoa hay giáo trình soạn sẵn, cách ra đề thi 'ăn khách" của Trường ĐH FPT gây hào hứng cho thí sinh.
Chuyện trinh tiết của người phụ nữ với những quan điểm trái chiều đang là đề tài nóng trong xã hội hiện đại. Ngày nay, người ta đã có cái nhìn thoáng hơn, đa diện hơn nhưng vẫn còn nhiều định kiến, khắt khe về “cái màng” nhạy cảm ấy.
Đề thi tuyển sinh trường ĐH FPT năm 2012 môn Viết luận khiến nhiều thí sinh bất ngờ với nội dung xoay quanh vấn đề trinh tiết của người phụ nữ xưa và nay.
Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về “chữ trinh”:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.
cho dù chính ông cũng từng khẳng định:
“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”
Theo thông lệ phong kiến, người phụ nữ xưa nếu lỡ “mất trinh” trước khi về nhà chồng coi như mất tất cả. Họ sẽ phải sống trong “địa ngục trần gian” của định kiến, hủ tục phong kiến.
Bằng việc đưa ra quan điểm có phần linh hoạt về “trinh tiết” qua thơ của Nguyễn Du, từ đó ngầm đối chiếu, liên tưởng với xu hướng “yêu thoáng, sống thử” và quan niệm “tình dục trước hôn nhân là điều bình thường” của giới trẻ hiện đại, đề thi đòi hỏi thí sinh phải biết kết hợp kiến thức văn học cùng sự hiểu biết các vấn đề xã hội, có óc quan sát, đánh giá thực tế để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.
Hầu hết các thí sinh đều cho rằng đó là cách ra đề thiết thực và ý nghĩa nhưng để đạt điểm cao cũng không dễ.
Đ. Nguyên – một thí sinh vừa trải qua 60 phút say sưa với đề Viết luận trên cho biết: “Em thích cách ra đề năm nay vì nó yêu cầu cả nhận thức xã hội chứ không đơn thuần kiểm tra mức độ “thuộc bài” của học sinh. Tuy nhiên, thời gian hơi ít cho một vấn đề khá rộng như vậy”.
Các bạn trẻ cũng ủng hộ với dạng đề thi mở này.
Bạn Nguyễn Hiền (sinh viên năm 4 – ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng đề thi đã nhắm trúng điều đông đảo bạn trẻ quan tâm bởi gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta vẫn thấy những bi kịch tưởng chừng chỉ tồn tại trong xã hội phong kiến, tới thế kỷ 21 vẫn tái diễn: cô dâu trẻ từng quyên sinh vì bị nghi thất tiết, người vợ đắng lòng, tủi hổ mua trinh bù đắp cho chồng, và rất nhiều cô gái “nuốt nước mắt” vào tim vì thái độ coi thường, ghẻ lạnh của chính người “đầu gối, tay ấp” với mình khi trót trao thân với người cũ…v.v.
“Với đề thi này, chắc chắn sẽ có nhiều bài viết hay, nhiều quan điểm thú vị” – Nguyễn Hiền chia sẻ.
PGS.TS Hoàng Minh Lường (giảng viên khoa Kiến thức cơ bản, Học viện Báo chí và tuyên truyền) chia sẻ:
“Tôi nhận thấy đây là một đề thi tương đối khó. Học sinh không chỉ có kĩ năng biểu đạt mà còn đòi hỏi phải am tường những vấn đề quan hệ xã hội tế vi, nhất là với những vấn đề nhạy cảm như chuyện trinh tiết. Những em ít giao tiếp xã hội , tầm kiến văn hạn hẹp sẽ gặp nhiều khó khăn khi luận giải. Tôi cho rằng, với một đề khó nhưng hay như trên, bài làm tốt phải thuộc về những thí sinh có năng lực thẩm văn tốt, có khả năng am tường ngữ nghĩa Hán Nôm chính xác. Những đề thi loại này có thể góp phần làm giàu cho học sinh về nhiều mặt để sống tự tin và chủ động hơn trong trường đời’.
Chuyện trinh tiết của người phụ nữ với những quan điểm trái chiều đang là đề tài nóng trong xã hội hiện đại. Ngày nay, người ta đã có cái nhìn thoáng hơn, đa diện hơn nhưng vẫn còn nhiều định kiến, khắt khe về “cái màng” nhạy cảm ấy.
Đề thi tuyển sinh trường ĐH FPT năm 2012 môn Viết luận khiến nhiều thí sinh bất ngờ với nội dung xoay quanh vấn đề trinh tiết của người phụ nữ xưa và nay.
Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về “chữ trinh”:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.
cho dù chính ông cũng từng khẳng định:
“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”
Theo thông lệ phong kiến, người phụ nữ xưa nếu lỡ “mất trinh” trước khi về nhà chồng coi như mất tất cả. Họ sẽ phải sống trong “địa ngục trần gian” của định kiến, hủ tục phong kiến.
Bằng việc đưa ra quan điểm có phần linh hoạt về “trinh tiết” qua thơ của Nguyễn Du, từ đó ngầm đối chiếu, liên tưởng với xu hướng “yêu thoáng, sống thử” và quan niệm “tình dục trước hôn nhân là điều bình thường” của giới trẻ hiện đại, đề thi đòi hỏi thí sinh phải biết kết hợp kiến thức văn học cùng sự hiểu biết các vấn đề xã hội, có óc quan sát, đánh giá thực tế để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.
Hầu hết các thí sinh đều cho rằng đó là cách ra đề thiết thực và ý nghĩa nhưng để đạt điểm cao cũng không dễ.
Đ. Nguyên – một thí sinh vừa trải qua 60 phút say sưa với đề Viết luận trên cho biết: “Em thích cách ra đề năm nay vì nó yêu cầu cả nhận thức xã hội chứ không đơn thuần kiểm tra mức độ “thuộc bài” của học sinh. Tuy nhiên, thời gian hơi ít cho một vấn đề khá rộng như vậy”.
Các bạn trẻ cũng ủng hộ với dạng đề thi mở này.
Bạn Nguyễn Hiền (sinh viên năm 4 – ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng đề thi đã nhắm trúng điều đông đảo bạn trẻ quan tâm bởi gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta vẫn thấy những bi kịch tưởng chừng chỉ tồn tại trong xã hội phong kiến, tới thế kỷ 21 vẫn tái diễn: cô dâu trẻ từng quyên sinh vì bị nghi thất tiết, người vợ đắng lòng, tủi hổ mua trinh bù đắp cho chồng, và rất nhiều cô gái “nuốt nước mắt” vào tim vì thái độ coi thường, ghẻ lạnh của chính người “đầu gối, tay ấp” với mình khi trót trao thân với người cũ…v.v.
“Với đề thi này, chắc chắn sẽ có nhiều bài viết hay, nhiều quan điểm thú vị” – Nguyễn Hiền chia sẻ.
PGS.TS Hoàng Minh Lường (giảng viên khoa Kiến thức cơ bản, Học viện Báo chí và tuyên truyền) chia sẻ:
“Tôi nhận thấy đây là một đề thi tương đối khó. Học sinh không chỉ có kĩ năng biểu đạt mà còn đòi hỏi phải am tường những vấn đề quan hệ xã hội tế vi, nhất là với những vấn đề nhạy cảm như chuyện trinh tiết. Những em ít giao tiếp xã hội , tầm kiến văn hạn hẹp sẽ gặp nhiều khó khăn khi luận giải. Tôi cho rằng, với một đề khó nhưng hay như trên, bài làm tốt phải thuộc về những thí sinh có năng lực thẩm văn tốt, có khả năng am tường ngữ nghĩa Hán Nôm chính xác. Những đề thi loại này có thể góp phần làm giàu cho học sinh về nhiều mặt để sống tự tin và chủ động hơn trong trường đời’.
- Thu Thảo