Sáng 24/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến kiểm tra, làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 ở TP.HCM của BV Trung ương Huế.

Ông Trường Sơn cho biết, cũng như 3 Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 do các bệnh viện trung ương phụ trách tại TP.HCM, trung tâm này của BV Trung ương Huế được chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị và nhân lực. Các thiết bị đều rất hiện đại, vật tư y tế, thuốc men được huy động đầy đủ để điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng.

GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế, chia sẻ: Máy thở, oxy, robot lẫn các thiết bị khác đã lắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Tất cả y bác sĩ đều đã xác định làm việc với tinh thần cao nhất.

{keywords}
Bên trong trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 của BV Trung ương Huế tại TP.HCM

Hiện có gần 400 y bác sĩ có mặt tại trung tâm, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của BV Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam…

Trong giai đoạn đầu, trung tâm sẽ tiếp nhận bệnh nhân một cách nhịp nhàng để đảm bảo các hệ thống máy thở, máy theo dõi sinh tồn hoạt động ổn định. Khi trung tâm hoạt động thông suốt sẽ tiếp nhận lượng bệnh nhân nặng rất lớn. Các phác đồ điều trị được làm theo đúng chỉ dẫn của Bộ Y tế nên hy vọng sẽ giành lại được nhiều sự sống cho người bệnh.

Th.s Huỳnh Phúc Minh, Trưởng phòng Quản lý phòng bệnh và Cơ sở vật chất (BV Trung ương Huế), cho biết, đây là tuyến điều trị ở tầng cao nhất, nên xác định giảm nhẹ tình trạng của bệnh nhân nặng là mục tiêu hàng đầu.

Ngoài chuyên gia, y bác sĩ, các công nghệ và thiết bị như robot cũng đã đưa vào hoạt động. Robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài. Đồng thời robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh.

{keywords}

Trước đó vào tháng 6/2021, Khu điều trị F0 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cũng được lắp đặt, sử dụng hai robot phục vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Robot mang tên Vibot này nặng 60 kg, tốc độ di chuyển 30 m/phút, hoạt động trong 12 giờ liên tục, sau khi hết pin tự động tìm về trạm sạc.

Vibot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế (hoạt động phía trong - nơi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân) hoạt động theo chương trình nạp sẵn hoặc theo chỉ thị trực tiếp của người dùng.

Được biết, ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng tốt hơn.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Ngọc Trang

Ngày 24/8 thêm 10.811 ca Covid-19, 7.663 trường hợp khỏi bệnh

Ngày 24/8 thêm 10.811 ca Covid-19, 7.663 trường hợp khỏi bệnh

Hôm nay, Việt Nam thêm 10.811 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 10.797 trường hợp trong nước.

Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid-19?

Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid-19?

“Việc uống thuốc dị ứng trước khi tiêm không có tác dụng gì mà cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa viên thuốc đó. Đôi khi một số thuốc còn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin”, BS Hoa Vi nhấn mạnh.

Hơn 70.000 liều thuốc Molnupiravir hỗ trợ điều trị F0 tại nhà

Hơn 70.000 liều thuốc Molnupiravir hỗ trợ điều trị F0 tại nhà

Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng dự kiến bắt đầu vào 25/8 tại TP.HCM. Theo Bộ Y tế, thuốc Molnupiravir điều trị cho các F0 cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình này.