Đức sẽ ban hành quy định mới yêu cầu các trang mạng xã hội như Facebook gỡ bỏ các đăng tải trực tuyến mang tính vu khống hoặc đe dọa một cách nhanh chóng hoặc phải đối mặt với các mức phạt lên tới 50 triệu euro (khoảng 53 triệu USD).
“Dự thảo quy định này đưa ra các tiêu chuẩn buộc các nhà điều hành các mạng xã hội phải xử lý các khiếu nại và buộc phải xóa các nội dung mang tính tội phạm”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đức Heiko Maas cho biết trong một thông báo về dự luật ngày 14/3.
Một công ty truyền thông mạng xã hội không tuân thủ sẽ bị phạt tới 50 triệu euro và đại diện của công ty này ở Đức sẽ bị phạt tới 5 triệu euro.
Đức đã có một số quy định chặt chẽ nhất thế giới về những phát ngôn mang tính thủ ghét liên quan đến nói xấu, vu khống, xúi giục để xử lý những hành vi tội phạm và những đe dọa mang tính bạo lực, bằng các hình phạt tù như phủ nhận nạn diện chủng hay xúi giục sự căm ghét các dân tộc thiểu số. Và nay sẽ cập nhật các quy định này cho phù hợp với kỷ nguyên số.
Vấn đề này đã ngày càng khẩn cấp hơn khi mà tin tức giả mạo và nội dung phân biệt chủng tộc tràn lan trên mạng xã hội, thường tập trung vào hơn 1 triệu người nhập cư đến Đức trong vòng hai năm qua, cũng như vào các thành viên cộng đồng người Do Thái.
Cuối năm 2015, Đức đã buộc Facebook, Twitter và Youtube của Google ký kết bộ quy tắc đạo đức, bao gồm một cam kết xóa bỏ các đăng tải mang tính thù hẳn khỏi các trang mạng này trong vòng 24 giờ.
Các quy định được dự thảo mới này sẽ đưa bộ quy tắc trở thành các quy định của luật để xóa bỏ hoặc gỡ các nội dung vi phạm, để thông báo thưởng xuyên về khối lượng các đơn kiện và cũng yêu cầu các trang tạo thuận lợi hơn cho người dùng khiếu nại về các nội dung mang tính công kích.
Một cuộc thăm dò được cơ quan bảo vệ người trẻ của Bộ Tư pháp Đức công bố ngày 14/3 cho thấy Youtube đã rở bỏ khoảng 90% các đăng tải vi phạm trong 1 tuần, trong khi Facebook đã xóa bỏ và chặn chỉ khoảng 39% nội dung mang tính tội phạm theo quy định và Twitter chỉ có 1%.
Các trang mạng xã hội đã đang chạy đua cải thiện công nghệ và phản hồi của người dùng trên các trang để kiểm soát và rỡ bỏ các nội dung mang tính nhục mạ.
Theo ICTpress/Reuters