Mục tiêu trong chính sách đối ngoại nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama là tránh sa chân vào các rắc rối tốn kém ở nước ngoài.

Tranh minh họa. Nguồn: Economist
Theo cách nhìn theo truyền thống đầy hoài nghi thì cụm từ 'hải ngoại' là nơi mà các Tổng thống Mỹ tìm kiếm một di sản của riêng mình sau khi các nghị trình trong nước của họ đều bế tắc. Điều này lại đặc biệt đúng với những ai làm Tổng thống hai nhiệm kỳ. Vì mất đà ở quê nhà, nên các xui khiến đã dẫn họ tới các cuộc khủng hoảng bên ngoài mà chỉ Mỹ mới có thể giải quyết nổi.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ hai, Barack Obama có vẻ như đang lên kế hoạch cho một cách tiếp cận trái ngược hẳn. Ông Obama và nhóm của ông tin rằng nhiệm vụ lớn lao của Tổng thống là đảm bảo một di sản ở trong nước. Họ sợ rằng các rắc rối ở bên ngoài có thể đe dọa tới mục tiêu trên. Điều này có thể giúp ông đảm bảo được một thứ gì đó trong di sản toàn cầu vào ngày mà ông đắc cử bốn năm trước trong bối cảnh nịnh nọt toàn cầu, mà đỉnh cao là một giải Nobel vì hòa bình được trao khi ông chưa tại nhiệm được một năm, chủ yếu là vì ông không phải là George W. Bush.

Trong suốt chặng đường chiến dịch tranh cử năm 2010, ông Obama đã đón nhận những lời tán dương nồng nhiệt nhất khi ông tuyên bố đưa quân đội trở về từ Afghanistan, kết thúc cuộc chiến kéo dài một thập kỷ mà cái giá phải trả là hàng ngàn mạng sống của người Mỹ và hơn một nghìn tỉ USD.

Ông liên tục tuyên bố rằng đã đến lúc xây dựng tổ quốc 'ngay tại quê hương' mình. Trong một bài luận đăng trên báo ngày 23/11, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng  Rahm Emanuel của ông Obama đã cố gắng thuyết phục đến cùng. Ông Emanuel nói rằng những người của đảng Dân chủ cần phải khiến Mỹ có sức cạnh tranh trên toàn cầu. Cho dù điều này có phải là khắc phục các trường học bê bối, các đường xá ổ trâu ổ bò, mạng lưới internet chậm như rùa hay hệ thống nhập cư bị hỏng hóc thì nhiệm vụ trong nhiệm kỳ thứ hai này sẽ phải là "về nhà và gây dựng lại nước Mỹ".

Thế nhưng thế giới vẫn gọi tên nước Mỹ. Từ Gaza cho tới Syria, Jordan, Ai Cập, Iran, các vùng biển tranh cãi quanh Trung Quốc và thậm chí cả khu vực đồng tiền chung châu Âu, các cuộc khủng hoảng bên ngoài đang có nguy cơ khiến ông Obama đi chệch hướng

Trên thực tế, những sự 'chệch hướng' này đã bắt đầu rồi. Các Nghị sĩ Cộng hòa mà dẫn đầu là John McCain đã xoáy vào các tóm lược của các trợ tá của ông Obama sau vụ ám sát Đại sứ Mỹ tại Libya hồi tháng Chín vừa qua. Theo đó, sự can dự của những tay khủng bố có quan hệ với al-Qaeda đã bị hạ thấp, và thiên về các báo cáo trước đó (sai lệch) liên hệ vụ ám sát này với các cuộc biểu tình xung quanh bộ phim phỉ báng đạo Hồi.

Các chi tiết thì vụn vặt, nhưng cáo buộc lại rất rõ ràng. Phe Cộng hòa nghĩ rằng vài tuần trước khi bầu cử, nhóm của ông Obama đã cố kìm hãm các tin tức có thể làm xói mòn hai niềm kiêu hãnh chính từ thành công trong chính sách đối ngoại của Tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên: đó là sử dụng lực lượng Mỹ hạn chế để giúp lật đổ chế độ của lãnh đạo Gaddafi tại Libya và đòn giáng mạnh vào al-Qaeda bằng máy bay do thám và các lực lượng đặc biệt.

Vào ngày 27/11, hai Nghị sĩ đã đe dọa chặn đứng các kế hoạch thăng tiến cho các quan chức liên quan tới vụ tóm lược thông tin ở Libya, mà bắt đầu là với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice trong bối cảnh bà đang có nhiều khả năng kế nhiệm Ngoại trưởng Hillary Clinton. Dù cho bất kỳ ai đảm nhận vị trí này [Ngoại trưởng Mỹ], thì ông Obama cũng có nguy cơ phải bỏ thêm rất nhiều vốn liếng chính trị vào cuộc cãi vã này.

Cứu thế giới? Không phải việc của Obama

Nhìn ra bên ngoài, nơi đâu cũng đầy rẫy lo ngại. Các quan chức cấp cao nói rằng ông Obama muốn 'hiện diện nhưng không can thiệp sâu' trên toàn cầu. Họ gọi Mỹ là một 'chất xúc tác không thể thiếu' và nền tảng của trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc tập trung vào tính cạnh tranh kinh tế.

Bằng cách hạ thấp di sản của Bush trong một phản ứng quân sự tốn kém về mọi mặt đối với các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, ông đã mở tự do cho 'dải tần an ninh quốc gia' để tham gia vào thế giới với toàn bộ sự phức hợp của nó. Đây là một cuộc thử nghiệm: một chính sách can dự vĩ mô lánh xa các can thiệp quản lý vi mô. Trên một ghi chú chính trị, các tiếng nói bổ sung thêm rằng hành động mạnh mẽ giáng trả al-Qaeda đã mang lại thêm không gian cho ông Obama: phe Dân chủ không còn phải lo lắng nhằm tránh các chỉ trích về an ninh quốc gia.

Nhưng thực tế lại có sự thận trọng rất lớn về các cam kết quân sự lớn hơn. Khi nói tới Syria, chính quyền nghĩ rằng 80 đến 90 nghị sĩ đang hồ nghi sâu sắc về khả năng can thiệp trực tiếp. Nhưng sự 'bất động' đã khiến một số quan chức khá là không vui. Một dấu hiệu có thể thấy là khi gần đây Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu NATO triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot ở biên giới của họ giáp với Syria. Tại Washington, một số quan chức đã hy vọng rằng đây có thể là một lối đi 'cửa hậu' để thi hành một vùng cấm bay tại Syria. Nhưng rồi, các tướng tá lại bảo rằng ý tưởng này không thực tế.

Nội bộ chính quyền cũng có tranh luận về việc liệu chiến lược đối ngoại 'dài tay' của ông Obama có tồn tại và thích ứng được với một thế giới đang đầy biến động hay không. Các yếu tố của tranh luận này vẫn rất quen thuộc. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người Mỹ chật vật với việc có nên chấp nhận vai trò 'cảnh sát toàn cầu' hay không. Năm 1993, ông Colin Powell nói với Thượng viện rằng khi thế giới 'gọi 911' (số điện thoại khẩn cấp tại Mỹ), họ kỳ vọng Mỹ sẽ trả lời. Chính bà Madeleine Albright đã nhào nặn ra ý tưởng rằng nước Mỹ là một 'quốc gia không thể thiếu của thế giới' khi bà nhậm chức Ngoại trưởng vào năm 1996, trong bối cảnh các tranh cãi về việc can thiệp vào Nam Tư cũ.

Không ai cầu viện [tới Mỹ] để rồi trở lại các tham vọng càn quét của kỷ nguyên Bush sau các cuộc tấn công khủng bố năm 2001. Cuộc tranh luận hiện nay gợi nhớ tới những gì diễn ra hồi những năm 1990: tranh luận rằng con số 911 một lần nữa nên là một số điện thoại cầu cứu, chứ không phải là một ngày [đen tối]. Tuy nhiên bối cảnh cho tranh luận này lại rất thê lương và khác xa. So với những năm 1990, nước Mỹ giờ đây còn đơn độc hơn xưa nhiều. Mỹ đã từng kỳ vọng Liên minh châu Âu có thể trở thành một cảnh sát toàn cầu thứ hai.

Đã từng có câu chuyện về việc Nga và Trung Quốc trở thành 'những thành viên có trách nhiệm' trong trật tự thế giới mới. Khi ngã ngũ, tham vọng lớn nhất của châu Âu lại là trở thành một huấn luyện viên cảnh sát toàn cầu. Ngày nay, EU chỉ có thể đưa ra sự giúp đỡ đáng kể bằng cách ban hành các lệnh trừng phạt đối với Iran. Nga ngày càng nghi hoặc các mục tiêu của Mỹ, và Trung Quốc lại chú trọng tới các lợi ích cá nhân. Thậm chí ngay cả những người ở Đại Tây Dương tận tụy cũng ngập chìm trong u tối. Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO cho biết Liên minh NATO đang ở trong 'tình hình tồi tệ' vượt quá các giới hạn tài chính, quân sự và chính trị.

Các cuộc khủng hoảng mới rồi sẽ tới. Nếu như Mỹ bị lôi kéo sâu thì đó sẽ đi ngược lại các bản năng của Obama. Tổng thống Obama có các kế hoạch, nhưng đó là nhằm tập trung vào việc khôi phục nước Mỹ, không phải cứu cả thế giới này.

  • Lê Thu (dịch từ Economist)