Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, những đồ uống chứa nhiều đường làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch ở người trưởng thành.
TIN LIÊN QUAN
Tờ ScienceDaily mới đây cho hay, trong một nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ giữa các chất dinh dưỡng và huyết áp, những người thường xuyên dùng đồ uống có đường có mức huyết áp tâm thu cao hơn 1,6 milimet thủy ngân (mm Hg) và huyết áp tâm trương tăng 0,8 mm Hg so với những người bình thường.
Tiến sĩ Paull Elliott thuộc trường Y tế công cộng Imperial College London cho rằng, những phát hiện này cho thấy cần có chế độ ăn uống ít đường và ít muối để giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi chế độ ăn uống của 2.696 người ở độ tuổi từ 40 đến 59 thuộc 8 khu vực khác nhau ở Mỹ và Anh. Những tình nguyện viên này phải báo cáo chế độ ăn uống của họ trong 4 ngày và trả lời các câu hỏi về lối sống cũng như các điều kiện y tế và xã hội. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích mẫu nước tiểu của họ trong vòng 24 giờ và ghi lại thông số huyết áp.
Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đường fructôzơ, glucôzơ và sucrôzơ được sử dụng nhiều nhất trong các đồ uống. Những người dùng nhiều đồ uống có đường cũng tiêu thụ nhiều calo hơn, trung bình mỗi ngày họ tiêu thụ khoảng 397 calo. Những người không dùng nước ngọt có chỉ số khối lượng cơ thể trung bình (BMI) thấp hơn.
Tiến sĩ Ian Brown cho biết: “Những người uống nhiều nước ngọt tiêu thụ thực phẩm mà không mang lại giá trị dinh dưỡng”.
Về mặt cơ chế, theo Ian Brown, có thể là do nước ngọt chứa đường và fructôzơ làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu và làm giảm lượng oxit nitric, là chất cần thiết để giãn nở mạch máu. Đường cũng làm tăng cường độ hoạt động giao cảm của hệ thần kinh và tăng lượng natri (nhiều natri cũng không tốt cho tim mạch).
Brown khuyến cáo rằng, mọi người nên chú ý sử dụng đồ ngọt một cách chừng mực. Nhiều người thường thêm đường vào đồ uống một cách tùy tiện. Việc đó ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Nguyễn Văn Tây
TIN LIÊN QUAN
Đồ uống chứa nhiều đường làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ảnh: ScienceDaily. |
Tờ ScienceDaily mới đây cho hay, trong một nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ giữa các chất dinh dưỡng và huyết áp, những người thường xuyên dùng đồ uống có đường có mức huyết áp tâm thu cao hơn 1,6 milimet thủy ngân (mm Hg) và huyết áp tâm trương tăng 0,8 mm Hg so với những người bình thường.
Tiến sĩ Paull Elliott thuộc trường Y tế công cộng Imperial College London cho rằng, những phát hiện này cho thấy cần có chế độ ăn uống ít đường và ít muối để giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi chế độ ăn uống của 2.696 người ở độ tuổi từ 40 đến 59 thuộc 8 khu vực khác nhau ở Mỹ và Anh. Những tình nguyện viên này phải báo cáo chế độ ăn uống của họ trong 4 ngày và trả lời các câu hỏi về lối sống cũng như các điều kiện y tế và xã hội. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích mẫu nước tiểu của họ trong vòng 24 giờ và ghi lại thông số huyết áp.
Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đường fructôzơ, glucôzơ và sucrôzơ được sử dụng nhiều nhất trong các đồ uống. Những người dùng nhiều đồ uống có đường cũng tiêu thụ nhiều calo hơn, trung bình mỗi ngày họ tiêu thụ khoảng 397 calo. Những người không dùng nước ngọt có chỉ số khối lượng cơ thể trung bình (BMI) thấp hơn.
Tiến sĩ Ian Brown cho biết: “Những người uống nhiều nước ngọt tiêu thụ thực phẩm mà không mang lại giá trị dinh dưỡng”.
Về mặt cơ chế, theo Ian Brown, có thể là do nước ngọt chứa đường và fructôzơ làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu và làm giảm lượng oxit nitric, là chất cần thiết để giãn nở mạch máu. Đường cũng làm tăng cường độ hoạt động giao cảm của hệ thần kinh và tăng lượng natri (nhiều natri cũng không tốt cho tim mạch).
Brown khuyến cáo rằng, mọi người nên chú ý sử dụng đồ ngọt một cách chừng mực. Nhiều người thường thêm đường vào đồ uống một cách tùy tiện. Việc đó ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Nguyễn Văn Tây