- Ngày 22/4, TAND Tối cao đưa bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm ra xét xử phúc thẩm.
Lời khai mới có giúp Dương Chí Dũng thoát án tử? Luật sư Trần Đình Triển và luật sư Trần Đại Thắng đã sang Singapore để xác minh một số lời khai của ông Goh Hoon Seow. Dương Chí Dũng gặp mẹ, làm thơ trước phiên phúc thẩm Trước phiên phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày mai (22/4), Dương Chí Dũng đã gặp mẹ và liên tục làm thơ. |
Trước đó, vào trung tuần tháng 12/2013, TAND Hà Nội đã đưa ông Dương Chí Dũng và đồng phạm ra xét xử sơ thẩm.
Cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố ông Dương Chí
Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều tội 'Tham ô tài sản'.
Ngoài ra, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Mai Văn Khang, Bùi
Thị Bích Loan, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện bị truy
tố tội 'Cố ý làm trái'.
Dương Chí Dũng tại phiên sơ thẩm (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Theo nội dung bản án, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Dương Chí Dũng nhận sai phạm
trong việc mua ụ nổi gây thiệt hại cho Nhà nước.
Bị cáo Mai Văn Phúc cũng nhận sai phạm trong việc mua ụ nổi, nhưng đổ lỗi nguyên
nhân sai phạm là do bị cáo mới được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, bị cáo ký
các văn bản đề nghị HĐQT trên cơ sở các phòng ban đề xuất.
Đối với hành vi tham ô tài sản, ông Dũng và ông Phúc đều không thừa nhận hành vi
phạm tội của mình. Ông Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn thành khẩn khai nhận hành
vi phạm tội tham ô, tỏ ra ăn năn hối cải.
Bị cáo Mai Văn Khang không nhận tội. Ông Khang cho rằng chữ ký nháy của ông
trong báo cáo kết quả khảo sát ụ nổi chỉ là xác nhận nội dung bị cáo phiên dịch
từ tiếng Anh sang tiếng Việt chứ ông ta không báo cáo sai sự thật, không cố ý
làm trái.
Các bị cáo Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện và Lê Văn Lừng đều cho
rằng mình đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, do đó không phạm tội 'Cố
ý làm trái'.
Đối với các bị cáo phạm tội 'Cố ý làm trái', ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc bị HĐXX
cấp sơ thẩm xác định có vai trò cao nhất và ngang nhau, gây thiệt hại tài sản
Nhà nước là đặc biệt lớn, bị áp dụng 2 tình tiết tăng nặng.
Cả ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc đều thừa nhận
hành vi phạm tội nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng, lời khai của Trần Hải Sơn rất rõ ràng, chi tiết về
việc chuẩn bị và đi đưa tiền cho Dũng, Phúc, phù hợp với lời khai của bà Trần
Thị Hải Hà, Trần Thị Hải Huyền, anh Đặng Quang Hưng, anh Bùi Hoàng Long.
Lời khai của Sơn còn được chứng minh bằng các chứng từ chuyển tiền, rút tiền
được thu giữ tại các ngân hàng.
Kết quả xác minh tại khách sạn Victory; lịch
công tác của Dũng; phù hợp với lời khai của anh Long về việc đưa Sơn về Hà Nội
và đến nhà Phúc ở Hải Phòng để đưa tiền cho Phúc; phù hợp với lời khai của anh
Quỳnh lái xe và phù hợp với lịch xuất nhập cảnh của anh Mai Anh T., con trai
của Mai Văn Phúc.
Tuy nhiên không ai được chứng kiến khi Sơn gặp Dũng và Phúc đưa tiền. Nội dung
này phù hợp với lời khai của Sơn.
Ông Sơn không thừa nhận đưa valy rượu cho ông Dũng tại khách sạn Sheraton, TP.HCM như ông Dũng khai. Kết quả xác minh chị Đào, người ông Dũng khai đã giúp ông
ta xách valy rượu mà không phải kiểm tra an ninh thì chị Đào không nhớ.
Sau 3 ngày xét xử và hơn 1 ngày nghị án, chiều 16/12/2013, HĐXX tuyên Dương Chí
Dũng: tử hình tội Tham ô tài sản và 18 năm tù cho tội Cố ý làm trái về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Mai Văn Phúc: tử hình tội Tham ô tài sản và 18 năm tù cho tội Cố ý làm trái về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trần Hải Sơn: 14 năm cho tội Tham ô tài sản và 8 năm tù tội Cố ý làm trái; Trần
Hữu Chiều: 19 năm tù; Bùi Thị Bích Loan: 4 năm tù; Mai Văn Khang: 7 năm tù; Lê
Văn Dương: 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức: 8 năm tù; Lê Ngọc Triện: 8 năm; Lê Văn Lừng:
8 năm tù.
Sau phiên sơ thẩm, ông Dương Chí Dũng và một số bị cáo khác đã có đơn kháng cáo.
T.Nhung