Trong khi tỷ phú Elon Musk từng phải “điên đầu” vì thủ tục phóng tên lửa vào vũ trụ vào 12 năm trước, thì lúc này ở bên kia bán cầu đang phải loay hoay quản lý mấy anh chàng “taxi công nghệ”.

Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục kéo đến tòa vụ kiện Grab

Việt Nam tụt lại sau các nước ASEAN, vẫn trên Lào, Campuchia

Năm 1984, một chàng thiếu niên 13 tuổi đã làm công chúng Nam Phi chú ý. Chàng thiếu niên ấy đã cho đăng mã nguồn của một game điện tử có tên Blastar trên tờ PC and Office Technology. Game không gian giúp thiếu niên ấy thu được 500 USD. Chàng thiếu niên ấy là Elon Musk (sinh năm 1971).

Ở tuổi đôi mươi, chàng trai ấy sang Mỹ - đến thung lũng silicon và  tiếp tục làm cho thung lũng này dậy sóng với những công ty khởi nghiệp như ZIP2, X.com, Paypal, Tesla... Rồi vụt sáng thành ngôi sao ở thung lũng danh giá này.

{keywords}
Thế giới đã "kết nạp" thêm được một tỷ phú công nghệ lẫy lừng.

Và rồi, ở tuổi 30, “kẻ gàn dở” Elon Musk tuyên bố thành lập một công ty chế tạo tên lửa đẩy chuyên đưa các vệ tinh cùng trang thiết bị nghiên cứu vào không gian với giá rẻ, tiến tới là đưa người lên... Hỏa tinh. Rất nhiều kẻ giàu sụ hơn cả Elon đã chi hàng triệu đô la cho các thử nghiệm tương tự nhưng đều thất bại cay đắng. Sau rất nhiều lần nổ tung khi rời bệ phóng không bao lâu, tháng 9 năm 2008, Falcon1 thành công, đi vào quỹ đạo, trở thành cỗ máy đầu tiên do tư nhân chế tạo chinh phục được kỳ tích này. SpaceX của Musk đã mất 6 năm, lâu hơn 4 năm rưỡi so với dự kiến của Musk, và 500 con người để tạo ra phép màu trong khoa học và kinh doanh hiện đại.

Rồi tới Falcon 9, Elon Musk đã từ chỗ trở thành trò cười trong ngành hàng không vũ trụ lột xác thành một trong những DN hoạt động bền vững nhất của ngành công nghiệp tỷ đô.

 Tất nhiên SpaceX cũng chạm trán với các quy định khắt khe của NASA, Không quân Mỹ hay Cục Quản lý hàng không liên bang với cả núi giấy tờ khiến Musk nhiều lần phát điên lên. Tất nhiên, đó là vì SpaceX muốn phóng tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

Nhưng thời điểm Elon Musk phát điên với cả núi giấy tờ ấy cho việc phóng tên lửa thì ở một nơi khác, ngay lúc này, vẫn đang loay hoay với việc quản lý “taxi công nghệ”.

Từ 2014 đến nay, việc thống nhất Uber, Grab... là vận tải hay DN công nghệ cung cấp phần mềm kết nối taxi vẫn còn chưa có hồi kết. Người muốn cởi trói, người lại muốn buộc chặt bằng cách quy định xưa cũ.

Việc quản lý “taxi công nghệ” còn được tiếp thêm áp lực từ vụ kiện của một hãng taxi truyền thống với đối thủ mà họ cho là “kẻ thù” khiến doanh thu sụt giảm: Grab.

Bên ngoài tòa án, hàng trăm lái xe của hãng taxi nọ nghỉ việc để đến căng băng rôn phản đối. Những hình ảnh ấy có lẽ sẽ đi vào lịch sử của “cách mạng công nghiệp 4.0” ở Việt Nam.

{keywords}
Taxi truyền thống phản đối "taxi công nghệ".

Quan hệ của Uber, Grab... với taxi truyền thống chẳng khác mấy cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh cách đây mấy thế kỷ khi bắt đầu bằng việc cải tiến sản xuất vải bông bằng máy móc mới chạy bằng bánh xe nước và sau đó bằng động cơ hơi nước. Những người công nhân thủ công phản đối đập phá máy móc, nhưng cũng không cưỡng lại được bánh xe lịch sử.

Câu chuyện Uber, Grab và taxi truyền thống còn để nói về một vấn đề xa hơn: Việt Nam có sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0  của Việt Nam ở vị trí 77/140 quốc gia và vùng lãnh thổ, sau hầu hết các nước ASEAN và chỉ hơn Lào, Campuchia. Một “chỉ số phụ” nhưng lại hết sức quan trọng được nhiều chuyên gia nhấn mạnh là về “năng lực đổi mới sáng tạo” tiếp tục có số điểm rất thấp (33 điểm), thậm chí giảm 0,5 điểm so với năm ngoái. Chỉ số không có cải thiện nhiều từ 2007 đến nay.

Việt Nam bị WEF xếp vào nhóm “chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Một kết quả rất khác nếu so với những gì thời gian qua cụm từ này xuất hiện trên truyền thông. 

Khát vọng 4.0, đưa Việt Nam vươn tầm quốc tế là có thực. Nhưng sẽ là ảo vọng nếu không có hành động cụ thể, những bước đi rõ ràng, nhất quán. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo có lẽ cũng là một trong những cách để lên được tàu 4.0. Và không phải cứ có internet, smartphone, máy tính, laptop... là có 4.0 thành công. Đó là cả một chiến lược bài bản, từ giáo dục đào tạo, cho đến chính sách, môi trường kinh doanh, môi trường khởi nghiệp...

Trong số ấy, chấp nhận cái mới và có ứng xử phù hợp với cái mới cũng chính là một động cơ khuyến khích sáng tạo. Cách ứng xử với cái mới của công nghệ cũng là thước đo cho việc Việt Nam lên tàu 4.0 như thế nào, bằng cách nào, chứ chưa nói đến việc đi được bao xa. Biết đâu một ngày nào đó, “một Elon Musk khác” cũng có cơ hội xuất hiện ở Việt Nam, chứ không phải là tận bên kia bán cầu. Bởi thế giới có được một tỷ phú Elon Musk chẳng phải nhờ nước Mỹ biết nuôi dưỡng và thu thập những sáng tạo đậm tính “gàn dở”của gã thanh niên Nam Phi Elon Musk đó sao.

Việt Nam đã cho thấy  tình thần đón nhận cách mạng công nghiệp 4.0 với một khí thế hào hùng, một phong trào sâu rộng. Giờ là lúc bắt tay thực hiện, làm tốt những điều nhỏ nhất, kể cả những gì thuộc về cách mạng công nghiệp 3.0, 2.0, để tạo nền tảng cho những bước đi vững chắc về sau.

Việt Nam tụt lại sau các nước ASEAN, vẫn trên Lào, Campuchia

Việt Nam tụt lại sau các nước ASEAN, vẫn trên Lào, Campuchia

Trong ASEAN, Việt Nam đứng sau hầu hết các nước, chỉ trên Lào và Campuchia. Năm 2018, cũng chỉ có Việt Nam, Lào, Campuchia giảm bậc, các nước ASEAN khác đều tăng bậc.

Lương Bằng