Hãng thông tấn Al Jazeera dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ethiopia cho biết, 7 quan chức bị trục xuất đã có những hành động “can thiệp vào công việc nội bộ của nước này”. Trong đó có ông Adele Khodr, đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF); ông Kwesi Sansculotte, cố vấn thuộc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (UNOCHA) và quan chức Sonny Onyegbula thuộc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Một nhân viên của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc làm việc tại Ethiopia. Ảnh: Al Jazeera |
Theo giới chức Liên Hợp Quốc, Tổng Thư ký Antonio Guterres sau khi nhận được thông tin trên đã cảm thấy “rất sốc”.
“Chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Ethiopia, với mong muốn các nhân viên Liên Hợp Quốc sẽ được tiếp tục công việc quan trọng của họ”, Stephanie Tremblay, phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết.
Ở một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 30/9 tuyên bố Washington lên án “mạnh mẽ” quyết định trục xuất trên của chính quyền Ethiopia, đồng thời nói rằng Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan trọng đối với những nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong bối cảnh nguy cơ nạn đói ngày càng gia tăng.
“Việc trục xuất là phản tác dụng đối với những nỗ lực quốc tế nhằm giúp người dân được an toàn, cũng như việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo tới hàng triệu người đang cần”, ông Blinken nói.
Hãng tin Al Jazeera nhận định, động thái ra lệnh trục xuất hàng loạt quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc của chính quyền Ethiopia được thực hiện trong bối cảnh các quan chức trên đã gióng lên hồi chuông báo động về khủng hoảng nhân đạo ở vùng Tigray, khu vực đã xảy ra xung đột trong gần một năm qua.
Tuấn Trần
Máy bay lạ xuất hiện gần trụ sở Liên Hợp Quốc ở Mỹ
Một máy bay lạ đã xâm nhập vào vùng hạn chế bay gần trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ).
Taliban muốn phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Theo Taliban, việc Liên Hợp Quốc chấp nhận đại sứ của lực lượng này sẽ là “bước quan trọng trong việc nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế”.