TIN BÀI LIÊN QUAN:
NSA bị cáo buộc nghe lén nhều cuộc gọi của Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: Getty) |
Thông cáo cũng nhắc nhở Washington rằng các mối quan hệ giữa Mỹ và EU cần phải "dựa trên sự tôn trọng và tin cậy".
Đó là thông điệp chung đầu tiên từ các nhà lãnh đạo EU trước những tiết lộ mới đây về hoạt động do thám rộng khắp của Mỹ ở châu Âu.
Một ngày trước đó (24/10), tờ báo Anh Guardian đưa tin số điện thoại của 35 lãnh đạo châu Âu, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã được chuyển cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi.
Mặc dù có chung một quan điểm song EU vẫn chia rẽ về các biện pháp cần làm để đáp trả việc bị theo dõi như cáo buộc, và mỗi nước sẽ đưa ra các quyết định của riêng mình.
Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố bà sẽ yêu cầu Mỹ một thỏa thuận mới hạn chế mức độ các hoạt động do thám và điều tra của cả hai nước, theo Guardian.
Tổng thống Pháp François Hollande cũng đang tìm kiếm một sự dàn xếp tương tự. Theo tin từ báo Le Monde, ông Hollande cho biết ngày 25/10 rằng chính phủ của ông đang thu thập "một số dấu vết" chỉ tới một cuộc tấn công trên mạng nhằm vào Cung điện Élysée - nơi ở chính thức của Tổng thống - hồi tháng 5/2012.
Tuyên bố trên càng làm tăng thêm độ tin cậy của một bản tin trước đó của Le Monde, trong đó khẳng định NSA chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.
Anh và Tây Ban Nha giữ khoảng cách với các đề xuất của Pháp và Đức. Thủ tướng David Cameron tập trung vào những rò rỉ của cựu nhà thầu NSA Edward Snowden mà ông nói tại một cuộc họp báo ở Brussels rằng gây "nhiều khó khăn hơn cho việc đảm bảo an toàn cho các nước của chúng ta và người dân của chúng ta" trước bọn khủng bố.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho biết ông sẽ triệu đại sứ Mỹ ở Madrid đến yêu cầu giải thích, cũng giống như bà Merkel đã làm ngày 24/10. Tuy nhiên, ông Rajoy không tham gia cùng với Đức và Pháp yêu cầu Washington nói chuyện tay đôi.
"Chúng tôi không có bằng chứng về việc do thám nhằm vào Tây Ban Nha", Thủ tướng Rajyy khẳng định tại một cuộc họp báo.
Thanh Hảo (Theo Huffington Post)