F0 tình nguyện phục vụ phòng, chống dịch

Anh Nguyễn Hồng Kỳ, sinh năm 1987, cư trú tại quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 3/8, sau ba tuần điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 4, anh được xuất viện về nhà tiếp tục cách ly thêm 14 ngày.

Khi gần kết thúc cách ly tại nhà, anh rất vui vì sắp được mở cửa quán phá lấu bò của mình do nhiều khách nhắn tin hỏi mua. Đúng lúc đó, TP.HCM có quyết định thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 15/9, khiến anh khá buồn vì việc làm ăn bị ngắt quãng.

{keywords}
Anh Nguyễn Hồng Kỳ. Ảnh: NVCC.

Khi ra đầu đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình để nhận hàng, anh Kỳ nhìn thấy những chiếc xe cứu thương 50 chỗ nối đuôi nhau chờ chở các F0 đi cách ly. Từng chứng kiến người chết vì mắc Covid-19, anh buồn cho họ và thân nhân. 

Trong thời gian cách ly ở bệnh viện, anh được chứng kiến các nhân viên y tế phải làm việc cật lực ngày đêm. Ai cũng mong hết dịch để được về với gia đình, hoặc đơn giản ăn một bữa cơm có đầy đủ người thân.

Trước đó, TP.HCM có văn bản kêu gọi các F0 đã hoàn thành việc điều trị tham gia phục vụ phòng, chống dịch. Anh Kỳ quyết định đăng ký tham gia. Nơi anh đến là Bệnh viện dã chiến số 4 mà anh từng được điều trị. 

Ngày 16/8, anh chuẩn bị một vài bộ quần áo, đồ dùng cá nhân và một ít quà cho các y bác sĩ rồi chạy xe máy đến bệnh viện. “Trong hẻm tôi sống có nhiều F0 từng điều trị tại bệnh viện nên họ mua đồ gửi cho các em dân quân thay cho lời cảm ơn”, anh Kỳ kể. Vì vậy, chiếc xe của anh Kỳ chở đầy ắp đồ dùng, quà bánh, trái cây, nước ngọt.

{keywords}
Hành lý anh Kỳ mang đến bệnh viện. Ảnh: NVCC.

Tại bệnh viện, anh Kỳ được sắp xếp làm việc tại phòng Hồi sức dành cho các bệnh nhân nặng, phải thở oxy. Ở trong môi trường chứa nhiều virus SARS-CoV-2, anh Kỳ không ngần ngại. “Tôi đã nhiễm virus và khỏi bệnh rồi nên kháng thể rất mạnh”, anh Kỳ lạc quan.

BS.CKII Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến số 4 cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy các F0 đã khỏi bệnh có kháng thể bảo vệ cơ thể, nguy cơ nhiễm lại rất thấp. Do đó, việc hỗ trợ bệnh nhân của họ sẽ dễ dàng hơn.

Theo bác sĩ Nam, có đến 80% F0 không có triệu chứng và có khả năng hồi phục trong vòng 1-2 tuần. Vì vậy, khi khỏi bệnh, họ sẽ trở thành lực lượng đông đảo và hiệu quả trong vấn đề hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân nặng tại các khu thu dung, cách ly, thậm chí là bệnh viện lớn.

Chăm sóc những F0 nặng

Anh Kỳ được bác sĩ Thanh, Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức hướng dẫn cách tập thở để chỉ lại các F0. Anh cũng được tập huấn cách chăm sóc người bệnh ra sao, cách bảo vệ cho mình như thế nào để tránh nhiễm virus. Trước đó, anh cũng học được các kỹ năng chăm sóc người bệnh. 

Anh Kỳ cho biết, trong phòng Hồi sức hầu hết là những F0 nặng, lớn tuổi. Ngày đầu tiên, anh Kỳ chăm sóc cho nữ bệnh nhân 67 tuổi, tên Trà, mắc Covid-19 nặng.

Anh Kỳ kể, ngày đầu gặp anh, bà vẫn còn minh mẫn, ăn được cháo nhưng không hết. Trước khi ăn, bà nói với anh Kỳ: “Con bỏ bớt ra một nửa mà ăn, bỏ đi lại phí”.

“Bà quậy tới mức nhiều người phải lắc đầu. Nhưng với tôi, bà vẫn nhẹ nhàng và nghe tôi động viên. Ngày đầu tiên, lượng oxy trong máu của bà còn 95,96%. Hết một ngày làm việc, tôi chào bà về nghỉ ngơi, bà cười rất tươi với tôi”, anh Kỳ kể.

Thế nhưng, sáng hôm sau, khi anh Kỳ quay lại, bà Trà đã run tay, không nghe được, nói ú ớ. Khi anh Kỳ mang cháo đến đến, bà không ăn, môi rất khô nhưng không chịu uống nước.

{keywords}
Anh Kỳ đút cháo cho người bệnh ăn. Ảnh: NVCC.

“Tôi nói đỡ bà dậy thở, bà gật đầu đồng ý. Bà không ngồi được vững nên dựa vào người tôi. Người bà rất nhiều virus, nhưng tôi đã có kháng thể, lại mặc đồ bảo hộ nên không ngần ngại để bà tựa vào vai”, anh Kỳ chia sẻ.

Cho đến khi bác sĩ đến tiêm thuốc để bà nằm xuống, anh Kỳ mới đi chăm các F0 khác. 

Buổi chiều, anh Kỳ quay lại đã thấy các bác sĩ, điều dưỡng cố gắng giành lại sự sống cho bà Trà. Nhìn người bà chi chít dây, ống tiêm, ống truyền dịch, anh Kỳ rất lo. "Lúc bác sĩ nói bà Trà đã vượt qua cơn nguy kịch, tôi chỉ khóc vì mừng", anh Kỳ nói.

19h30, phòng cấp cứu gọi cho bác sĩ ở chung phòng với anh Kỳ báo, bà Trà rất yếu nên phải chuyển đến Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 do Bệnh viện Hữu Nghị tiếp quản tiếp tục điều trị. "Tôi mong rằng, khi chuyển sang bệnh viện tầng cao hơn, bà Trà sẽ khỏi bệnh", anh Kỳ nói.

Anh cũng cho biết, sẽ ở lại bệnh viện chăm sóc các F0 nặng khi tình hình dịch bệnh của TP.HCM được kiểm soát.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Tú Anh

Hà Nội thêm 7 ca Covid-19, có 3 trường hợp tại cộng đồng

Hà Nội thêm 7 ca Covid-19, có 3 trường hợp tại cộng đồng

Sáng 22/8, Hà Nội thêm 7 ca Covid-19, trong đó 3 ca tại cộng đồng và 4 ca trong khu cách ly.

Việt Nam thêm 11.321 ca Covid-19, 190.681 liều vắc xin được tiêm

Việt Nam thêm 11.321 ca Covid-19, 190.681 liều vắc xin được tiêm

Ngày 21/8, Việt Nam thêm 11.321 ca Covid-19, trong đó có 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca trong nước.

Món quà của bác sĩ TP.HCM tặng bệnh nhân Covid-19 ngày xuất viện

Món quà của bác sĩ TP.HCM tặng bệnh nhân Covid-19 ngày xuất viện

Sau gần 1 tháng nằm viện, anh Kỳ khỏi bệnh về nhà cùng giỏ quà của Bệnh viện dã chiến số 4 cách ly.