*APAC: Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Nhìn lại năm 2019
Theo báo cáo trên, trong năm qua 99% nội dung bị gỡ bỏ trên Facebook được phát hiện tự động và phần còn lại là do nhận được báo cáo từ người dùng. Trong số đó, có 2,2 tỷ tài khoản giả bị gỡ trong quý I/2019, Facebook đã xóa 26 triệu nội dung liên quan đến các nhóm khủng bố toàn cầu như ISIS và al-Qaeda trong 2 năm qua.
Trong năm qua, Facebook đã mạnh tay với các nội dung xấu, độc hại.
Trong thời gian qua, Facebook cho biết họ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm làm “trong sạch” lại MXH này. “Chiến thuật của chúng tôi bao gồm chặn và xóa tài khoản giả; tìm và loại bỏ các tài khoản xấu; hạn chế sự lan truyền của tin tức sai lệch và thông tin sai lệch; và mang lại sự minh bạch chưa từng có cho quảng cáo chính trị” – báo cáo chỉ ra.
Tuyên chiến với thông tin sai lệch, ngoài sử dụng công cụ tự động, Facebook còn có cách tiếp cận đa hướng nhằm chống lại tin tức giả bao gồm phối hợp với bên thứ ba.
“Các đối tác của chúng tôi ở châu Á và trên toàn thế giới đều đã được Mạng lưới Kiểm tra Thực tế Quốc tế phi chính phủ của Poynter chứng nhận. Chúng tôi sử dụng kết hợp công nghệ và đánh giá của con người bằng nhiều ngôn ngữ để phát hiện và loại bỏ tin tức sai lệch trên Facebook, giảm đáng kể sự phát tán của chúng trên News Feed” – trong báo cáo nêu.
Theo đó, MXH lớn nhất thế giới dự báo, với sự kết hợp con người và công cụ quét kiểm duyệt sẽ giúp giảm trung bình tới 80% lượt xem/tiếp cận đến các tin giả trên Facebook.
Hiện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Facebook có các đối tác bên thứ ba hoạt động trong công tác kiểm duyệt nội dung tại Úc và Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Đài Loan.
Không chỉ đối phó với nạn tin giả, Facebook cũng hạn chế các vụ tự tử khi xử lý hơn 1,5 triệu nội dung tự tử và tự gây thương tích trên Facebook, trong đó 95% được giải quyết nhờ báo cáo từ người dùng. Còn trên Instagram, con số này 800 nghìn nội dung và 77% nội dung được báo cáo từ người dùng.
Một mặt tích cực khác của Facebook trong năm qua chính là các việc làm thiện nguyện. MXH này đã giúp huy động được hơn 2 tỷ USD quyên góp từ hơn 45 triệu người, hơn 50 triệu người tham gia hiến máu từ các nhóm trên Facebook.
Xu hướng châu Á Thái Bình Dương
Hiện khu vực APAC đang là động lực tăng trưởng của Facebook, bởi theo báo cáo, có đến 1 tỷ người hoạt động hàng tháng, trong đó châu Á chiếm 61% tổng số thuê bao di động mới.
MXH này cũng chỉ ra, tính năng “Stories” trên Facebook và Messenger, Instagram và WhatsApp đang có hơn nửa tỉ người dùng hàng ngày. Đáng chú ý, năm 2019, hơn 54% người xem video kỹ thuật số là từ APAC.
Qua tất cả các nghiên cứu và kinh nghiệm của chúng tôi trong vài năm qua, chúng tôi đã nhận ra rằng có hai loại trải nghiệm video khác nhau đã phát triển nhanh chóng phần lớn nhờ vào thiết bị di động - "ngay -lập-tức" (on-the-go) và có sức lôi cuốn.
Trải nghiệm video ngay lập tức thường xảy ra nhanh chóng và không có kế hoạch trong ngày. Mọi người thường thiết lập để có thể xem được các tin tức mới nhất và lớn nhất do thói quen thích khám phá và nhu cầu kết nối với bạn bè, gia đình, nhóm và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là các thương hiệu phải tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm video nhanh chóng, hấp dẫn, hấp dẫn và thú vị.
Sự tăng trưởng của nhắn tin: Vào đầu năm 2018, chúng tôi đã chia sẻ rằng hơn 8 tỷ tin nhắn đã được gửi giữa mọi người và doanh nghiệp trên Messenger mỗi tháng. Con số đó đã tăng hơn gấp đôi lên 20 tỷ tin nhắn trong năm nay - điều này cho thấy mọi người mong đợi giao tiếp với các doanh nghiệp theo cách tương tự như họ nhắn tin với bạn bè của họ. Khi mọi người ngày càng sử dụng các ứng dụng nhắn tin, chúng tôi cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thay đổi.
Theo Enternews
Facebook lại đối mặt scandal rò rỉ thông tin cá nhân lớn
Nhà nghiên cứu bảo mậtBob Diachenko đã tìm thấy một cơ sở dữ liệu về thông tin tài khoản người dùng bao gồm tên và số điện thoại của họ cho 267 triệu người dùng Facebook.