Zing lược dịch bài đăng của cây viết Enrique Dans, trang Forbes về vụ kiện có thể khiến Facebook không còn như trước.
Đơn kiện ngày 9/12 cáo buộc Facebook đã thâu tóm các dịch vụ có tiềm năng phát triển để tạo dựng vị thế độc quyền, khiến người dùng và nhà quảng cáo không có nhiều lựa chọn thay thế.
Instagram và WhatsApp là ví dụ. Lần lượt được Facebook mua lại tháng 4/2012 với giá một tỷ USD và tháng 2/2014 với giá 19 tỷ USD, Instagram và WhatsApp đến nay thu hút hàng tỷ người dùng, tạo ra doanh thu khổng lồ cho Facebook. Một số ứng dụng như Gowalla, Hello và Moves cũng được Facebook thâu tóm nhưng đã không còn hoạt động.
Facebook đứng trước nguy cơ phải bán lại Instagram và WhatsApp. Ảnh: TechRadar. |
Đè bẹp đối thủ để kiểm soát thị trường
Có thể giải thích chiến lược của Facebook và Mark Zuckerberg như sau: một người nắm giữ quyền lực, ngồi trên đỉnh kim tự tháp nhìn xuống hơn 2 tỷ con người bên dưới. Mỗi khi thấy ai có nguy cơ đe dọa ngôi vị, người đó sẵn sàng ra tay sao chép hoặc mua lại họ.
Đó là động thái kìm hãm sự đổi mới. Nếu từ chối bán mình cho Facebook, Instagram hay WhatsApp thừa biết rằng những tính năng nổi bật của họ sẽ bị sao chép để kiểm soát thị trường. Âm mưu của Mark Zuckerberg là rất rõ: nếu không mua được, hãy sao chép.
Điều đó đã xảy ra với ứng dụng Snapchat. Facebook từng sao chép đến 4 tính năng của Snapchat trước khi thành công với Stories. Hãng cũng từng muốn mua ứng dụng gọi video nhóm HouseParty, tuy nhiên sau khi khảo sát người dùng, họ quyết định tung ra Messenger Rooms để cạnh tranh.
Làm sao mà một startup non trẻ cạnh tranh với công ty luôn theo dõi “đường đi nước bước” của những dịch vụ mới nổi, kết hợp tiềm lực tài chính mạnh để thâu tóm mọi thứ và đội ngũ kỹ thuật tài giỏi trong việc sao chép tính năng. Facebook dựa trên mọi thế mạnh ấy để kiểm soát thị trường mạng xã hội bằng cách đè bẹp đối thủ.
Âm mưu của Mark Zuckerberg: nếu không mua được, hãy sao chép. Ảnh: Getty Images. |
Vụ kiện là điều không thể tránh khỏi
Sau nhiều năm, đến nay giới chức mới hành động, đặt ra mối đe dọa lớn nhất mà Facebook từng đối mặt.
"Những hành động của Facebook nhằm mở rộng và duy trì thế độc quyền, khiến khách hàng mất đi lợi ích của sự cạnh tranh", Ian Conner, Giám đốc Cục Cạnh tranh thuộc FTC cho biết.
"Mục đích của chúng tôi là đẩy lùi hành động phi cạnh tranh của Facebook, giúp sự đổi mới và cạnh tranh tự do được phát triển".
Trong khi đó, lập luận của Facebook cho rằng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài thị trường, và thâu tóm chính là giải pháp tốt nhất cho các công ty mà họ mua lại.
Rõ ràng quan điểm của Facebook đối với việc thâu tóm đối thủ là hợp lý. Tất nhiên họ vẫn có đối thủ như TikTok, nhưng nếu hỏi tại sao Facebook không mua lại TikTok, có thể do họ không muốn bị giới chức chú ý.
"Trong gần một thập kỷ, Facebook đã lợi dụng vị thế thống trị và sức mạnh độc quyền để đè bẹp các đối thủ nhỏ hơn và loại bỏ sự cạnh tranh, gây tổn hại cho người dùng hàng ngày", Tổng chưởng lý bang New York Letitia James nói.
Vụ kiện của FTC là điều cần thiết. Như các vụ kiện chống độc quyền khác, không dễ chứng minh những thiệt hại từ sự độc quyền. Đối với Facebook, các công ty mà họ mua lại chắc chắn là tâm điểm của vụ kiện.
Tại nhiều quốc gia, Facebook không chỉ là mạng xã hội số một mà còn sở hữu dịch vụ lớn thứ 2, thậm chí là thứ 3.
Facebook là một công ty quá mạnh, tuy nhiên sức mạnh ấy chỉ đạt được bằng hành động đè bẹp đối thủ. Không thể tưởng tượng Facebook sẽ ra sao nếu phải bán đi Instagram hay WhatsApp. Điều không thể tránh khỏi đã xảy ra, vào thời điểm thích hợp nhất.In
Theo zingnews.vn
Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook bán Instagram và WhatsApp?
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ.