{keywords}
Theo các chuyên gia, nhân sự làm việc từ xa thường kết nối qua các hệ thống mạng không an toàn

Theo nhận định của hãng nghiên cứu thị trường IDC, thời kì “hậu Covid-19” sẽ có hơn 50% người lao động tiếp tục làm việc từ xa. Do đó, nhiều tổ chức đang tìm kiếm phương pháp tiếp cận mới cho kết nối mạng và bảo mật thông tin đối cho đối tượng lao động kết hợp này.

Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi số, việc các doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc vào các ứng dụng điện toán đám mây để vận hành cũng mở rộng hệ thống mạng và tạo ra những biên mạng mới mà hệ thống bảo mật cũ khó có thể đáp ứng.

Thực tế cho thấy, trong khi các hệ thống mạng ngày nay được thiết kế để trở nên linh hoạt hơn, đáp ứng các nhu cầu của đội ngũ làm việc từ xa và phân tán thì hầu hết những giải pháp an ninh mạng truyền thống lại không đáp ứng được sự thay đổi. Điều đó khiến cho các nguồn tài nguyên và cơ sở dữ liệu quan trọng trong tình trạng không được bảo vệ, trong khi các phương án tiếp cận an ninh gặp khó khăn khi thích ứng với việc mở rộng cơ sở hạ tầng và chuyển đổi các nguồn tài nguyên.

“Như tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp, tổ chức đang đẩy mạnh chuyển đổi số ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục cho tới du lịch, thương mại… cũng đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho vấn đề đảm bảo an toàn bảo mật”, ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam nhận định.

{keywords}
Ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam

Cũng theo chuyên gia của Fortinet, trong bối cảnh đó, tại sự kiện Fortinet Accelerate 2021 diễn ra đầu tháng 3/2021, Fortinet đã cho ra mắt bản cập nhật mới nhất FortiOS 7.0 với khoảng 300 tính năng mới nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức bằng việc kết hợp các tính năng của mạng và tính năng an ninh vào một hệ thống được tích hợp duy nhất có thể mở rộng linh hoạt. FortiOS 7.0 giúp mở rộng khả năng của Fortinet Security Fabric để cung cấp nền tảng bảo mật nhất quán trên tất cả các lớp mạng, thiết bị đầu cuối, ứng dụng và đám mây.

“Có thể coi FortiOS 7.0 là "lá chắn thép", được xây dựng thông qua các nâng cấp trong hệ điều hành FortiOS của chúng tôi, chiến lược Bảo mật này đã được ứng dụng trong một loạt các giải pháp, bao gồm công nghệ SASE ((Secure Access Service Edge), ZTNA (Zero Trust Network Access), Secure SD-WAN, SD-Branch và tường lửa FortiGate”, thông tin từ Fortinet cho hay.

{keywords}
Đầu tháng 3/2021, Fortinet đã cho ra mắt bản cập nhật mới nhất FortiOS 7.0 với khoảng 300 tính năng mới nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Điều này có nghĩa là các tổ chức có thể mang đến truy cập nhanh chóng cho các ứng dụng quan trọng trong kinh doanh, kết nối mạng tự sửa chữa và đáng tin cậy, tính năng kiểm soát an ninh cùng cơ chế tuân thủ chính sách bảo mật nhất quán tới đội ngũ lao động từ xa và thường cũng dễ gặp nguy hiểm nhất về an ninh mạng, cho dù họ thường xuyên di chuyển, làm việc từ văn phòng tại nhà riêng hay các văn phòng chi nhánh từ xa.

Thay vì yêu cầu những lao động này kết nối trực tiếp với hệ thống mạng lõi, những người dùng từ xa giờ đây đã có thể kết nối với giải pháp SASE của Fortinet để đảm bảo rằng kết nối ở mọi nơi đều bảo mật, tối ưu và dễ dàng thay đổi quy mô.

Giải pháp này không chỉ đảm bảo rằng người dùng cuối có thể truy cập an toàn vào kho tài nguyên họ cần, mà còn giúp tổ chức thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo kỹ thuật số để đáp ứng yêu cầu kinh doanh tân tiến ngày nay. Khi các công ty bắt đầu kết hợp phương thức làm việc, Fortinet có thể hỗ trợ họ bằng cách cung cấp tính năng an ninh mạng nhất quán ở khắp mọi nơi.

Phạm Trang