Các nhà khoa học Anh đã tạo ra gà biến đổi gen không làm lây lan bệnh cúm gia cầm. Đây được coi là một bước tiến trong việc ngăn chặn dịch cúm gà trong tương lai.
TIN LIÊN QUAN
Trang Msnbc cho biết, nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge và Edinburgh cho biết những con gà biến đổi gen vẫn có thể ốm và chết khi nhiễm virus H5N1, nhưng chúng không truyền bệnh cho những con gà khác tiếp xúc với chúng.
Theo Tổ chức chăn nuôi gia cầm thế giới OIE, bệnh cúm gà H5N1 đã bùng phát tại châu Á và Trung Đông, lan sang châu Âu từ năm 2003, đã làm chết hoặc buộc phải tiêu huỷ hàng trăm triệu con gia cầm.
Tuy thiệt hại về kinh tế rất lớn nhưng số người chết vì cúm gà không phải là quá nhiều. WHO chỉ ghi nhận 516 trường hợp bị nhiễm virus này và chỉ 306 người tử vong.
Các chuyên gia nói, điều nguy hiểm là virus có thể tiến hoá thành một dạng mới, khiến con người dễ bị mắc hơn và có thể truyền từ người nọ sang người kia, gây ra đại dịch làm chết hàng triệu người.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc và một số nước châu Phi, cúm gà liên quan đến vấn đề an ninh kinh tế và an ninh lương thực và thực tế đang trở thành một sự đe doạ thường xuyên về nguy cơ lây lan ra con người.
Bà Helen Sang, Viện Rostlin thuộc ĐH Edinburgh, cho rằng việc tạo ra giống gà biến đổi gen, tuy có tăng chi phí nhưng chính là biện pháp hiệu quả để chặn những tổn thất lớn nói trên.
"Những nước như Trung Quốc đang quan tâm đến khả năng biến đổi gen để bảo vệ đàn gia cầm hàng tỷ con của họ. Chi phí cao hơn là không thể tránh vì phải dùng thức ăn công nghiệp và văcxin để phòng ngừa. Tuy nhiên, trong khi những trang trại lớn có thể thu lợi từ gia cầm biến đổi gen thì những người nông dân cá thể vẫn phải chờ đợi đến khi các nhà khoa học tạo được giống gia cầm chuyển gen thích hợp để nuôi ở quy mô gia đình, tự họ có thể giữ được giống”, bà Sang nói.
Để tạo ra giống gà biến đổi gen, các nhà đã nghiên cứu đưa một gen mới vào chúng để cơ thể gà tự sản xuất được những phân tử “nhử mồi”, phỏng theo cách khống chế virus cúm gia cầm.
Bộ máy nhân bản thay vì nhận diện các gen của virus lại bị các phân tử “nhử” đánh lừa và để các phân tử đó can thiệp vào chu kỳ nhân bản virus. Nhờ vậy, bệnh bị chặn đứng lại, không lan truyền tiếp được.
Sau khi sán xuất được những con gà biến đổi gen, họ cho 10 con gà này cùng với 10 con gà bình thường nhiễm vi khuẩn cúm H5N1. Cả hai loại gà đều mắc cúm giốnh như nhau nhưng khác nhau ở chố gà biến đổi gen dù bị cúm, nhưng hoàn toàn không truyền bệnh cho những con gà khác (kể cả gà thường và gà cùng loại).
Theo các nhà khoa học, mục tiêu của họ là thông qua quá trình biến đổi gen, tạo ra giống gà chống được hoàn toàn cúm gia cầm H5N1, chứ không phải chỉ ngăn quá trình truyền bệnh giữa con này sang con khác.
Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN
Gà biến đổi gen trong phòng thí nghiệm. |
Trang Msnbc cho biết, nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge và Edinburgh cho biết những con gà biến đổi gen vẫn có thể ốm và chết khi nhiễm virus H5N1, nhưng chúng không truyền bệnh cho những con gà khác tiếp xúc với chúng.
Theo Tổ chức chăn nuôi gia cầm thế giới OIE, bệnh cúm gà H5N1 đã bùng phát tại châu Á và Trung Đông, lan sang châu Âu từ năm 2003, đã làm chết hoặc buộc phải tiêu huỷ hàng trăm triệu con gia cầm.
Tuy thiệt hại về kinh tế rất lớn nhưng số người chết vì cúm gà không phải là quá nhiều. WHO chỉ ghi nhận 516 trường hợp bị nhiễm virus này và chỉ 306 người tử vong.
Các chuyên gia nói, điều nguy hiểm là virus có thể tiến hoá thành một dạng mới, khiến con người dễ bị mắc hơn và có thể truyền từ người nọ sang người kia, gây ra đại dịch làm chết hàng triệu người.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc và một số nước châu Phi, cúm gà liên quan đến vấn đề an ninh kinh tế và an ninh lương thực và thực tế đang trở thành một sự đe doạ thường xuyên về nguy cơ lây lan ra con người.
Bà Helen Sang, Viện Rostlin thuộc ĐH Edinburgh, cho rằng việc tạo ra giống gà biến đổi gen, tuy có tăng chi phí nhưng chính là biện pháp hiệu quả để chặn những tổn thất lớn nói trên.
"Những nước như Trung Quốc đang quan tâm đến khả năng biến đổi gen để bảo vệ đàn gia cầm hàng tỷ con của họ. Chi phí cao hơn là không thể tránh vì phải dùng thức ăn công nghiệp và văcxin để phòng ngừa. Tuy nhiên, trong khi những trang trại lớn có thể thu lợi từ gia cầm biến đổi gen thì những người nông dân cá thể vẫn phải chờ đợi đến khi các nhà khoa học tạo được giống gia cầm chuyển gen thích hợp để nuôi ở quy mô gia đình, tự họ có thể giữ được giống”, bà Sang nói.
Để tạo ra giống gà biến đổi gen, các nhà đã nghiên cứu đưa một gen mới vào chúng để cơ thể gà tự sản xuất được những phân tử “nhử mồi”, phỏng theo cách khống chế virus cúm gia cầm.
Bộ máy nhân bản thay vì nhận diện các gen của virus lại bị các phân tử “nhử” đánh lừa và để các phân tử đó can thiệp vào chu kỳ nhân bản virus. Nhờ vậy, bệnh bị chặn đứng lại, không lan truyền tiếp được.
Sau khi sán xuất được những con gà biến đổi gen, họ cho 10 con gà này cùng với 10 con gà bình thường nhiễm vi khuẩn cúm H5N1. Cả hai loại gà đều mắc cúm giốnh như nhau nhưng khác nhau ở chố gà biến đổi gen dù bị cúm, nhưng hoàn toàn không truyền bệnh cho những con gà khác (kể cả gà thường và gà cùng loại).
Theo các nhà khoa học, mục tiêu của họ là thông qua quá trình biến đổi gen, tạo ra giống gà chống được hoàn toàn cúm gia cầm H5N1, chứ không phải chỉ ngăn quá trình truyền bệnh giữa con này sang con khác.
Bảo Châu