Thị trường chứng khoán ghi nhận sự bứt phá của một số nhóm cổ phiếu bất chấp những diễn căng thẳng trong cuộc đối đầu Nga-Ukraine.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, dầu khí và dược phẩm tăng mạnh và là động lực giúp thị trường chứng khoán thoát khỏi xu hướng giảm. Trong khi dầu khí hưởng lợi từ giá dầu tăng do căng thẳng địa chính trị và nhóm ngân hàng hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế thì bán lẻ và dược phẩm hưởng lợi từ mở cửa và sự bùng phát của đại dịch.

Cổ phiếu MKP của CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar ghi nhận phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp với mỗi phiên tăng xấp xỉ 15%. Chỉ trong 3 phiên, cổ phiếu này tăng từ mức 43.000 đồng/cp lên 64.800 đồng/cp.

Dược phẩm Mekophar được biết đến là doanh nghiệp sản xuất thuốc trị Covid tại Việt Nam.

Trong khi đó, cổ phiếu FRT của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm FPT Retail (FRT) của tỷ phú từng giàu nhất Việt Nam Trương Gia Bình cũng tăng 4 phiên liên tiếp, trong đó có 2 phiên tăng trần, từ mức 94.000 đồng lên đỉnh lịch sử 116.000 đồng/cp.

CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (VMD) cũng ghi nhận một phiên tăng trần hôm 22/2.

Công ty bán lẻ FPT Retail (FRT) tiếp tục là doanh nghiệp được hưởng lợi nhất từ chiến dịch sống chung với Covid. DN này đặt ra kế hoạch kinh doanh tỷ USD trong năm 2022 với doanh thu tăng 20% lên 27 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận tăng 30%.

Trong năm 2021, FPT Retail ghi nhận kết quả kinh doanh đột phá với lợi nhuận tăng gần 20 lần lên hơn 550 tỷ đòng và doanh thu tăng hơn gấp rưỡi lên 22,5 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). FPT Retail ghi nhận chuỗi nhà thuốc Long Châu chính thức có lãi nhẹ trong năm vừa qua, sớm hơn kế hoạch 2 năm.

Gần đây, chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu gần đây ký hợp đồng mua 1 triệu viên thuốc trị COVID Molnupiravir. Đây là đơn vị đầu tiên phân phối thuốc đặc trị Molnupiravir. Cổ phiếu FRT đã có đà tăng rất tốt từ trước Tết đến giờ.

{keywords}
Tin chứng khoán ngày 23/2: F0 thêm chục vạn người, ông lớn số 1 Việt thắng lớn, đặt kế hoạch tỷ USD

Không chỉ FPT châu Long, Thế Giới Di Động (MWG) cũng bán thuốc trị đặc trị Covid-19 thông qua chuỗi nhà thuốc An Khang.

Với Mekophar - DN sản xuất thuốc trị Covid lại có kết quả kinh doanh không ấn tượng trong các năm trước đó. Trong năm 2021, MKP ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ gần 16 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2020.

Trong cả thập kỷ qua, MKP không nhiều đột phá và doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm 3 năm gần đây. MKP đối mặt là sự cạnh tranh gay gắt trong ngành dược. Một cổ phiếu ngành dược khác cũng tăng mạnh trong năm 2021 nhờ thông tin được cấp phép nhập khẩu 30 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 là CTCP Y dược phẩm Vimedimex (VMD). Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó giảm rất mạnh, từ đỉnh 80.000 đồng/cp hồi tháng 8/2021 xuống dưới 30.000 đồng/cp. Trong phiên 22/2 vừa qua, cổ phiếu này tăng trần theo xu hướng chung của nhóm y dược lên 31.950 đồng/cp.

Hồi cuối tháng 8 đầu tháng 9/20, cổ phiếu Traphaco (TRA) cũng tăng mạnh sau khi có thông tin cổ đông chiến lược đến từ Hàn Quốc. Cổ phiếu TRA của Traphaco tăng vọt từ mức 78.000 đồng/cp hồi giữa tháng 8 lên trên 100.000 đồng/cp vào đầu tháng 9. 

Trên thực tế, nhóm cổ phiếu ngành dược thu hút sự quan tâm từ các tổ chức nước ngoài đến từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc… khi mà tăng trước của ngành rất ấn tượng và còn nhiều dư địa để phát triển.

Nhiều cổ phiếu ghi nhận tỷ lệ sở hữu của khối ngoại rất lớn. CTCP Pymepharco (PME) có tới hơn 99% cổ phần của nhóm đầu tư đến từ nước Đức, Stada Service Holding B.V. Doanh nghiệp này nhiều khả năng sẽ bị mua đứt và hủy niêm yết, trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ông trùm ngành dược Abbott của Mỹ hiện nắm giữ 52% cổ phần tại Dược phẩm Domesco (DMC) của Việt Nam. Taisho Pharmaceutial của Nhật cũng đã sở hữu hơn 50% cổ phần Dược Hậu Giang (DHG). SK Group của Hàn Quốc cũng đang nâng dần tỷ lệ nắm giữ tại Dược phẩm Imexpharm (IMP)…

Trong 2 năm qua, ông lớn dược tỷ USD của Hàn Quốc Daewoong Pharma chọn Traphaco để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Theo TheInvestor của Hàn Quốc, Daewoong đã mua 15% cổ phần TRA  trong năm 2018.

Sức hấp dẫn của các cổ phiếu ngành dược đối với các tổ chức ngoại là rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp dược có kết quả kinh doanh không mấy ấn tượng trong các năm qua.

Sức cầu tăng nhanh, chứng khoán vượt rủi ro

Sức cầu bắt đáy tăng nhanh và nhiều dự báo cho rằng, quán tính phục hồi của thị trường sẽ còn tiếp diễn cho dù thị trường có thể còn chịu tác động từ chứng khoán thế giới.

Theo Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, chỉ số VN-Index có thể sẽ hồi phục và tiếp tục quá trình kiểm tra vùng cản quanh 1.515 điểm. Nhóm VN30 hỗ trợ thị trường tích cực sau nhiều phiên kém thu hút dòng tiền.

Chứng khoán MBS cho rằng quán tính phục hồi của thị trường sẽ còn tiếp diễn trong phiên 23/2 dù thị trường có thể còn chịu tác động từ chứng khoán thế giới. Các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế như bán lẻ, dầu khí, du lịch,…hoặc các nhóm cổ phiếu đã có sự điều chỉnh trước đó như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản khu công nghiệp sẽ là địa chỉ của dòng tiền trong các phiên sắp tới.

Chốt phiên giao dịch 22/2, chỉ số VN-Index giảm 7,37 điểm xuống 1.503,47 điểm. HNX-Index giảm 6,56 điểm xuống 434,43 điểm. Upcom-Index giảm 0,66 điểm xuống 113,01 điểm. Thanh khoản đạt  33,4 nghìn tỷ đồng, trong đó có 28,2 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

V. Hà