Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ sau Tết Nguyên đán 2022 cho đến nay số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.

Đến thời điểm hiện tại riêng Bênh viện Đa khoa tỉnh có hơn 300 cán bộ, nhân viên y tế nhiễm Covid-19 tích lũy, đồng thời đang chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân mắc Covid-19, gây áp lực cho cơ sở y tế.

Trước diễn biến trên, để thích ứng linh hoạt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã quyết định xây dựng mô hình “khoa phòng tách đôi”. Với mô hình này, các khoa, phòng trong bệnh viện chia thành 2 khu vực: khu vực điều trị bệnh nhân như bình thường và khu vực điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.

{keywords}
 
{keywords}
Ngoài chăm sóc cho bản thân mình, các y bác sĩ miệt mài chăm sóc cho bệnh nhân 

Khoa Thần kinh - Đột quỵ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa là khoa đầu tiên thực hiện mô hình “khoa tách đôi”. Theo đó, Khoa chia thành khu vực chữa trị cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về thần kinh và đột quỵ, nửa còn lại điều trị cho bệnh nhân vừa mắc các bệnh thần kinh, đột quỵ vừa mắc Covid-19.

Đặc biệt, tại khoa này đang có 28 y, bác sỹ mắc Covid-19 nhưng đã tình nguyện ở lại khoa vừa để điều trị cho bản thân, vừa chăm sóc, chữa trị cho người dân mắc đồng thời bệnh lý nền và Covid-19.

{keywords}
Đội ngũ y bác sĩ F0 đang đi thăm khám cho bệnh nhân Covid-19

Bác sĩ Lê Hồng Ninh, Trưởng đơn vị can thiệp mạch máu thần kinh của Khoa Thần kinh – Đột quỵ cho biết, bản thân ông đang là người mắc Covid-19, nhưng nếu ai cũng nghỉ ở nhà để điều thị thì không còn nhân lực để chữa trị cho bệnh nhân, do đó ông quyết định xin tình nguyện ở lại.

“Con gái còn nhỏ, biết là ở lại sẽ rất nhớ con, nhưng tất cả vì bệnh nhân của mình, thấy họ khỏe lên mỗi ngày là mình vui rồi. Ở bệnh viện, các điều kiện về dinh dưỡng, ngủ nghỉ không bằng ở nhà, nhưng ai cũng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ vì đã góp sức cùng tập thể để chăm sóc sức khỏe người dân”, ông Ninh chia sẻ.

{keywords}
Ngoài khám chữa bệnh các y bác sĩ còn làm nhiệm vụ phát cơm cho bệnh nhân

Cũng như bác sĩ Ninh, bác sỹ Đoàn Thị Bích cũng là một trong số người mắc Covid-19 cho biết, những ngày đầu với chúng tôi thật sự là khó khăn, bản thân chúng tôi đều mỗi người bốn việc. Điều trị chuyên môn, điều trị Covid- 19 cho người bệnh, đảm nhận luôn vai trò người nhà bệnh nhân và... điều trị cho chính mình. Có những hôm chúng tôi phải thức trắng đêm rất mệt, nhưng vui.

{keywords}
Làm thay luôn cả công việc của người nhà bệnh nhân

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Sỹ cho biết, thời gian vừa qua, không ít y, bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện mắc Covid-19, tích lũy đến nay đã hơn 300 người. Nếu những người mắc Covid-19 đều nghỉ ở nhà để điều trị thì nhiều khoa sẽ không đủ nhân lực chăm sóc cho bệnh nhân.

Trong điều kiện khó khăn đó, bệnh viện vừa thực hiện mô hình khoa tách đôi, vừa có các y bác sĩ F0 tình nguyện, nên đã giải quyết được bài toán nhân lực, duy trì được khả năng điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân như khi không có dịch bệnh.

“Bệnh viện đã có hơn 300 nhân viên y tế đã mắc Covid- 19, nhưng hầu hết trong số đó, họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Trong số những người tự nguyện ở lại bệnh viện phục vụ bệnh nhân đến nay vẫn an toàn, tỷ lệ bệnh nhân biến cố do Covid-19 gần như không có”, ông Sỹ cho biết.

Lê Dương - Tuấn Linh

Cách vượt qua cảm giác có lỗi khi nhiễm Covid-19

Cách vượt qua cảm giác có lỗi khi nhiễm Covid-19

Bệnh nhân Covid-19 có thể trải qua một loạt các cảm xúc - bao gồm cả cảm giác có lỗi.