Tình trạng gạo ồ ạt chảy sang Thái Lan, Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch cho thấy vết rạn trong mối liên kết nông dân và doanh nghiệp.
Nghịch lý giá gạo: Xuất khẩu 'bèo', nội địa cao
Gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến
Mất hợp đồng xuất khẩu gạo vì kém đấu thầu qua mạng
Gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến
Mất hợp đồng xuất khẩu gạo vì kém đấu thầu qua mạng
Tình trạng “chảy máu” gạo nếu tiếp diễn sẽ gây khó cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu vì nguồn cung gạo giao theo hợp đồng đã ký sẽ bị thâm hụt.
Nguy cơ đền tiền hợp đồng xuất khẩu
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng đã ký trong tháng 7 và 8 tăng mạnh. Đến ngày 31-8-2012, kết quả hợp đồng đã ký lên đến 6,8 triệu tấn, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2011. Số hợp đồng còn lại giao từ tháng 9-2012 gần 1,7 triệu tấn tương đương mức tồn kho trong DN xuất khẩu. “Tuy nhiên, hiện VFA vẫn chưa thống kê được lượng gạo tồn kho trong nông dân, nhà máy và DN ngoài Hiệp hội, đặc biệt là lượng gạo tuồn qua biên giới Campuchia và Trung Quốc. Chính DN phải chủ động kiểm soát nguồn dự trữ gạo cho xuất khẩu của mình nếu không muốn mất uy tín với nhà nhập khẩu. Dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung thế giới giảm. Vì thế, DN nói ký nhiều hợp đồng, tôi thấy đáng lo hơn là mừng” - ông Phong bày tỏ.
Hiện nay, theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), DN Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng thương mại với các nhà nhập khẩu tư nhân chuyên mua đi bán lại để kiếm lời. Nếu DN vi phạm hợp đồng, các nhà nhập khẩu này không đòi gạo mà đòi bồi thường đúng khoản lợi nhuận họ sẽ thu được, 40-50 USD/tấn gạo. Trường hợp xấu nhất là nhà nhập khẩu sẽ kiện làm mất uy tín ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.
Về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân lưu ý thêm: “Ngành xuất khẩu gạo cứ chạy theo thành tích. DN thì quen kiểu “ăn xổi ở thì”, cứ thấy giá gạo xuống thấp lại sắp vào vụ thu hoạch (khoảng tháng 7, 8), có người mua là xuất khẩu ồ ạt. Không ai kiểm soát được tình hình gạo tràn qua biên giới thì chỉ sợ khi giá xuất khẩu tăng cao, Việt Nam đã cạn gạo trong kho để bán”.
Nguy cơ đền tiền hợp đồng xuất khẩu
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng đã ký trong tháng 7 và 8 tăng mạnh. Đến ngày 31-8-2012, kết quả hợp đồng đã ký lên đến 6,8 triệu tấn, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2011. Số hợp đồng còn lại giao từ tháng 9-2012 gần 1,7 triệu tấn tương đương mức tồn kho trong DN xuất khẩu. “Tuy nhiên, hiện VFA vẫn chưa thống kê được lượng gạo tồn kho trong nông dân, nhà máy và DN ngoài Hiệp hội, đặc biệt là lượng gạo tuồn qua biên giới Campuchia và Trung Quốc. Chính DN phải chủ động kiểm soát nguồn dự trữ gạo cho xuất khẩu của mình nếu không muốn mất uy tín với nhà nhập khẩu. Dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung thế giới giảm. Vì thế, DN nói ký nhiều hợp đồng, tôi thấy đáng lo hơn là mừng” - ông Phong bày tỏ.
Hiện nay, theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), DN Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng thương mại với các nhà nhập khẩu tư nhân chuyên mua đi bán lại để kiếm lời. Nếu DN vi phạm hợp đồng, các nhà nhập khẩu này không đòi gạo mà đòi bồi thường đúng khoản lợi nhuận họ sẽ thu được, 40-50 USD/tấn gạo. Trường hợp xấu nhất là nhà nhập khẩu sẽ kiện làm mất uy tín ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.
Về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân lưu ý thêm: “Ngành xuất khẩu gạo cứ chạy theo thành tích. DN thì quen kiểu “ăn xổi ở thì”, cứ thấy giá gạo xuống thấp lại sắp vào vụ thu hoạch (khoảng tháng 7, 8), có người mua là xuất khẩu ồ ạt. Không ai kiểm soát được tình hình gạo tràn qua biên giới thì chỉ sợ khi giá xuất khẩu tăng cao, Việt Nam đã cạn gạo trong kho để bán”.
Theo GS Võ Tòng Xuân, tình trạng gạo “chảy” sang Thái Lan, Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực Việt Nam. |
“Vấn đề lương thực trong nước không đáng lo”
Trước tình trạng “chảy máu” gạo sang nước khác cùng dự báo hạn hán mất mùa lúa gạo trên thế giới có thể trở nên nghiêm trọng, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA cho biết: Việt Nam có thể an tâm về vấn đề an ninh lương thực trong nước. “Hằng năm Chính phủ luôn có chủ trương về dự trữ lương thực, DN và mỗi hộ nông dân đều có thói quen trữ gạo lại bán trong nước nên vấn đề lương thực trong nước không đáng lo”.
Đồng quan điểm trên, GS Võ Tòng Xuân nói: “Tình trạng gạo “chảy” sang Thái Lan, Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực Việt Nam. Thương lái nước ngoài sang mua gạo giá cao thì nông dân bán thôi. Tuy nhiên, qua đây cho thấy chính sách thu mua tạm trữ của ta đang bị hạn chế tác dụng. Nông dân sản xuất hơn 10 triệu tấn mà tạm trữ 1 triệu thì thấm vào đâu. Nhà nước, ngành lương thực cần có những chính sách thiết thực có lợi cho nông dân rồi hãy làm. Quản lý yếu kém không những gây thất thu cho nông dân mà còn thất thu cho ngân sách”.
Bên cạnh đó, có thông tin lo ngại thương lái nước ngoài đầu cơ, găm hàng gạo chờ khi giá gạo thế giới tăng, nguồn cung Việt Nam cạn kiệt thì gạo lại chảy ngược vào Việt Nam. Nhãn tiền là việc thương lái Trung Quốc đã thu mua một số nông sản của Việt Nam để đầu cơ, chờ giá lên cao rồi đem vào bán lại cho chính Việt Nam.
Ở góc độ khác, ông Lâm Anh Tuấn cho rằng gạo Việt Nam chảy qua Campuchia sang Thái Lan là do quy luật cung-cầu. Chính phủ Thái Lan trợ giá cho nông dân nên thương lái nhảy sang mua gạo Việt Nam để kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn, họ mua gạo Việt Nam với giá 8.500-8.900 đồng/kg, tính cả chi phí thuê người, phương tiện thì giá cũng ở mức 480 USD/tấn, sau đó dùng nhiều hình thức để bán cho chính phủ 550 USD/tấn, như vậy thương lái vẫn hưởng lợi hơn 70 USD/tấn. Như vậy, khó xảy ra chuyện gạo chảy ngược về Việt Nam.
“Nước chảy chỗ trũng, chỗ nào giá thấp thì nhiều người đến mua hàng hóa tập trung về chỗ giá cao bán lấy lời. Ngay như đối với Trung Quốc, do là nước đông dân, lương thực trong nước không cung ứng đủ, giá lương thực nước này lại rất cao cho nên thương lái mua gạo về tiêu thụ trong nước chứ không thể chảy ngược về Việt Nam” - ông Tuấn phân tích thêm.
Xuất khẩu lương thực cần tầm nhìn xa Thời điểm này, với dự báo nguồn cung lương thực giảm mạnh, giá nông sản tăng cao mà chính phủ Thái Lan thu mua nhiều để bán là “ăn hên” chứ không thể là dự tính từ trước. Nhưng biết đâu ngành lương thực Thái Lan đã có dự tính kế hoạch từ trước và hiện tại nước này còn mạnh tay tung ngân sách thu mua gạo cho nông dân với giá cao. Câu chuyện này cho thấy ngành lương thực Việt Nam còn quá nhiều yếu kém về dự báo tầm xa. GS VÕ TÒNG XUÂN Có một cách để Nhà nước tạm trữ gạo không phải tốn đồng nào: Khi giá gạo trong nước xuống thấp, Nhà nước đưa ra một mức giá thống nhất giúp cho nông dân lãi trên 30% rồi chỉ đạo rót vốn trước cho DN mua vào, giao luôn DN dự trữ và trả lãi ngân hàng. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm khâu cuối cùng là bán ra, nếu bán lúc giá cao thì Nhà nước hưởng, nếu lỗ thì Nhà nước chịu. Phần ngân sách trích ra để tạm trữ cùng lắm trở thành một khoản lỗ nhưng không đáng kể. Ông LÂM ANH TUẤN, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát |
(Theo PL TP.HCM)