Là một người Việt trẻ tuổi, Vương Hoàng Trọng Hiếu là một người có bề dày kinh nghiệm thực hiện những sản phẩm âm nhạc cho nhiều tựa game Việt Nam như Thuận Thiên Kiếm, Truyền Thuyết Bóng Tối, Mộng Võ Lâm, Đại Minh Chủ hay series PandaRun...
Mới đây chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với anh Hiếu để giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về một nghề tưởng chừng chưa được coi trọng tại Việt Nam, thế nhưng đây lại là một trong những khía cạnh mấu chốt để một sản phẩm game nói chung cũng như game online nói riêng thu hút được sự chú ý của cộng đòng game thủ:
Xin chào anh, anh có giới thiệu một chút về bản thân mình?
Mình tên Hiếu, tên đầy đủ là Vương Hoàng Trọng Hiếu. Mọi người hay gọi mình là Johnson Vương. Mình đang học tập ở Mỹ. Mình bắt đầu soạn nhạc cho games từ năm 2006. Trong nhóm, mình thường đảm nhận hoặc quyết định trong các khâu như: sáng tác, hòa âm và phối khí.
Dự án âm nhạc đầu tiên mà anh thực hiện cho game Việt là sản phẩm nào?
Năm 2006, dự án âm nhạc đầu tiên mà mình thực hiện cho game Việt là sản phẩm Truyền Thuyết Bóng Tối trên nền RPG Maker engine do mình làm leader . Tên nhóm lúc đó là Vmaker (Viet-maker). Trong đó, team của mình đáp ứng hầu hết các yếu đó cần thiết để tạo ra một game là: Story, Graphic design, Music, Program-event do bên mình sáng tác, thiết kế và lập trình.
Sau khi cố gắng tạo ra demo và có đem thuyết trình ở vài công ty để kêu gọi đầu tư nhưng không thành công. Cuối năm 2007, VMaker tan rã. Truyền Thuyết Bóng Tối biến mất như tên gọi của chính nó. Các bạn trong nhóm hầu hết là đi du học hoặc học ở RMIT để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mỗi người.
Không bỏ cuộc, cuối năm 2007, mình tham gia game thuần Việt đầu tiên của Vietnam do Game Studio South (1 đơn vị trực thuộc Vinagame - tiền thân của VNG) là game Thuận Thiên Kiếm vào năm mình học lớp 10 ở vị trí music composer. Đánh dấu bước ngoặt soạn nhạc cho game online đầu tiên trong đời.
Cho đến nay, Đại Minh Chủ, Mộng Võ Lâm, Panda Run 1, 2, Thần Tướng Mobi… là những sản phẩm tiêu biểu ở Việt Nam mà mình tham gia ở vị trí mình yêu thích.
Khi đó, những người thực hiện dự án âm nhạc này phải thực hiện những công đoạn nào. Những khó khăn gặp phải lớn ra sao?
Vào năm 2007, anh Đặng Hồng Quang là project manager của game Thuận Thiên Kiếm lúc bấy giờ đồng ý mình là music composer cho game. Cùng với nhạc sĩ khác như giáo sư Tô Vũ – chọn nhạc, vừa mất hồi tháng 5, nhạc sĩ Hoài An- ca khúc chủ đề, 3 bài khác và Đặng Văn Ý. Mình đảm trách khoảng 70% âm nhạc trong Thuận Thiên Kiếm.
Nhạc nền tựa game Thuận Thiên Kiếm do anh Hiếu biên soạn ở đây
Anh Hoài An và Đặng Văn Ý có lẽ đều làm việc độc lập hoặc do sự phân công của công ty VNG nên mình cũng không có cơ hội gặp mặt và thảo luận âm nhạc như mong muốn. Vì thế mình không rõ các công đoạn của các mình ấy sẽ như thế nào. Nhưng với mình, sẽ là:
- Đọc hiểu nhạc phổ
- Liên tưởng đến môi trường: thành thị, rừng rậm… hoặc trường hợp: đám cưới, chiến đấu…
- Thử nghiệm trên Piano xem bài nhạc có phù hợp không
- Quyết định dùng hoặc không dùng nhạc phổ đó
- Chọn form, chords
- Viết In-outro
- Hòa âm
- Phối khí
- Recheck
- Export file nhạc
Vào năm 2007, đối với mình, sự khó khăn trong việc viết nhạc cho Thuận Thiên Kiếm là đọc và hiểu nhạc phổ thời xưa. Vì có một số bài có tuổi đời gấp bốn-năm hoặc hơn nhiều lần tuổi mình. Ở thời đó, có thể “khái niệm” trong âm nhạc có khác đôi chút so với nền âm nhạc bây giờ. Tiêu biểu như bài Lưu Thủy Hành Vân sử dụng trong bài nhạc đám cưới hoặc Sơn Tây sử dụng trong thành ở Sơn Tây trong Thuận Thiên Kiếm.
Điều đó khiến mình phải tốn nhiều thời gian để suy nghĩ, mường tượng và hòa âm-phối khí sao cho thích hợp với game. Những lúc đó mình thường xem những concept hoặc video của game Thuận Thiên Kiếm và nhắm mắt vào tưởng tượng. Kết thúc việc đó là mình bắt đầu chọn forms, chords, In-outro…
Một bí mật mà cho tới bây giờ mình mới tiết lộ là hầu hết các bài nhạc trong Thuận Thiên Kiếm là do mình sáng tác chứ không phải phổ lại từ các bài nhạc dân gian. Không phải vì các bài đó không hay nhưng vì cơ bản bài nhạc là nhạc có lời. Vì thế sự phức tạp trong melodies là điều đáng tiếc không đáng có nếu phổ thành nhạc game.
Mặt khác, vì mình cảm thấy các bài đó quá nặng về màu sắc Trung Hoa, mặc dù biết niên đại của game Thuận Thiên Kiếm nhưng mình muốn âm nhạc nên có một chút sự khác biệt để tạo nên sự đặc trưng. Để khi sau này, người khác có sử dụng và phổ lại các bài nhạc dân gian một lần nữa thì âm nhạc trong Thuận Thiên Kiếm vẫn là “unique”.
Và, một khó khăn khác nữa, khoảng thời gian mình soạn nhạc cho Thuận Thiên Kiếm trùng với thời điểm mình chuẩn bị thi HK II lớp 10 - Hồi đó là năm 2007 cho nên mình chỉ có thể dành 2 ngày cuối tuần cho việc soạn nhạc.
Soạn nhạc cho game khác gì so với soạn nhạc cho những tác phẩm như điện ảnh hay âm nhạc giải trí thông thường?
Theo mình, soạn nhạc cho game khác với những tác phẩm điện ảnh là sự thoải mái, tự do trong việc vừa đáp ứng yêu cầu phim và vừa đúng nhạc lý. Lấy ví dụ nhạc trong tác phẩm điện ảnh, ở một phân cảnh phim có thể chỉ tầm 20s-30s là chuyển sang một phân cảnh khác, việc đáp ứng đúng nhạc lý ở mức thời gian đó có thể khi nghe thì tốt nhưng khi đưa vào phim chưa chắc phù hợp.
Nghe nhạc nền tựa game Mộng Võ Lâm ở đây
Cho nên, người soạn nhạc phim thường dùng một số nhạc cụ khác hỗ trợ chuyển cảnh như: Cymbal, Harp, Piano hoặc dùng hiệu ứng âm thmình như Fade out, Reverb, Delay. Đặc điểm chung của nhạc game và nhạc phim là người soạn nhạc cần biết càng nhiều tính chất của nhạc cụ, tính chất music scales và tính chất chords càng tốt.
Âm nhạc của game khác so với âm nhạc giải trí thông thường là sự đơn giản về melodies nhưng phức tạp về hòa âm( nhạc game). Ngược lại, âm nhạc giải trí có thể rất phức tạp về giai điệu nhưng đơn giản về hòa âm. Bên cạnh đó, âm nhạc thông thường thiếu hụt hai trạng thái khác mà âm nhạc giải trí thông thường hiếm khi sử dụng là trạng thái căng thẳng và âm u-đáng sợ. Âm nhạc giải trí thường ít khi sử dụng các chords 9,11,13 và hiếm gặp các bài có các music scales mới lạ.
Nghe nhạc nền tựa game Đại Minh Chủ ở đây
Nhưng điều này chính là đặc điểm tạo nên âm nhạc giải trí thông thường. Vì chính như tên gọi của nó, âm nhạc giải trí thông thường giúp cho người nghe cảm giác mộc, đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, trái ngược với tên gọi âm nhạc giải trí, New Age music là một thể loại phù hợp với cả như nhạc phim, nhạc game và âm nhạc giải trí nhưng cũng mang cảm giác rất đặc biệt mà khi cảm nhận người nghe như trôi dạt vào một không gian vô định quên lãng đi thời gian. Một nhánh khác của New Age là Ambient thường rất ưa chuộng trong các game Horror.
Hiện tại anh có đang ấp ủ dự án nào mới liên quan tới game hay không ạ?
Hiện tại, mình đang thực hiện một dự án âm nhạc ở nước ngoài liên quan đến game. Về dự án này, mình đã hoàn thành ba phần tư tiến độ. Trong tương lai, mình hy vọng rằng, âm nhạc trong game sẽ được quan tâm đúng mức và không bị xem nhẹ. Về công việc của bản thân mình, mình đã nghiên cứu xong một số âm nhạc của Hy Lạp, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…Hy vọng trong tương lai sẽ có dịp dùng tới trong games hoặc phim.
Xin cám ơn và chúc anh có được những thành công trong những dự án trong tương lai.
Theo PLXH