- Trong thời gian vừa qua, Ban Bạn đọc báo VietNamNet liên tục nhận được đơn thư của bạn đọc Nguyễn Văn Tuấn (nhà số 39/101/18 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội), ông Tuấn tố cáo nhà hàng xóm và cơ quan chức năng trong vụ cháy ảnh hưởng tới nhà ông.
Tin bài liên quan:
Tin tiêu cực còn miên man quá
Không có sổ bảo hiểm, có được nhận bảo hiểm thất nghiệp?
Điểm mạnh, yếu của VietNamNet
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Để thành công, tờ báo phải có định hướng rõ ràng
Bị cảm cúm sau quan hệ với người có HIV
Gửi đơn tố cáo 8 lần vì hàng xóm
Chúng tôi đã nhận được đơn tố cáo lần thứ 8 của bạn đọc Nguyễn Văn Tuấn. Theo mô tả của bạn đọc này thì nhà ông Nguyễn Thành Đô (nhà số 37/101/18) là hàng xóm với nhà ông. Trong quá trình xây dựng và cơi nới, nhà ông Đô đã “sử dụng chung” phần tường nhà ông Tuấn mà không xin phép.
Phần mái tôn còn đen vì đám cháy trước đó |
Trong biên bản cam kết được lập giữa Công an phường, tổ dân phố, và hai nhà liên quan thì ông Đô đã nhận đó là đám cháy xuất phát từ nhà mình. Sự không may của gia đình ông đã ảnh hưởng đến hàng xóm nói chung và gia đình nhà ông Tuấn nói riêng… Ông Đô cam kết: Sẽ có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục thiệt hại về tài sản do đám cháy gây ra cho gia đình ông Tuấn.
Thế nhưng sau đó, ông Đô không những không khắc phục hậu quả mà còn không chịu bóc mái tôn khỏi tường thuộc sở hữu hợp pháp của ông Tuấn.
Ông Tuấn đã nhiều lần gửi đơn thư đi nhờ các cơ quan chức năng can thiệp nhưng chưa cơ quan nào có hồi âm thuyết phục.
Trách nhiệm bồi thường được tính thế nào?
Với những thông tin trong đơn thư trên, chúng tôi đã có trao đổi với Luật sư Đào Thanh Huyền. Chị Huyền phân tích: Về lý mà nói, trường hợp nhà ông Đô cháy, lan sang nhà ông Tuấn khiến bị thiệt hại, nếu nhà ông Đô có lỗi cố ý hay vô ý, hoặc kể cả khi không lỗi (ví dụ: cháy do chập điện) đều phải bồi thường.
Nhà ông Đô chỉ không bồi thường trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của gia đình ông Tuấn, hoặc trong sự kiện bất khả kháng, vụ cháy xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hoặc tình thế cấp thiết (Điều 161, 604, 623 Bộ luật Dân sự).
Như vậy, nếu có các tài liệu, chứng cứ chứng minh vụ cháy là sự kiện bất khả kháng thì nhà ông Đô không có trách nhiệm bồi thường cho nhà ông Tuấn.
Về tình mà nói, đám cháy xảy ra là một sự việc đáng tiếc mà cả 2 bên đều không ai mong muốn. Bản thân nhà ông Đô cũng đã chịu rất nhiều thiệt hại. Ông bà ta có câu: hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Thiết nghĩ, hai gia đình là hàng xóm láng giềng, thiệt hại về phía nhà ông Tuấn lại không quá lớn nên không nhất thiết phải yêu cầu bồi thường trong trường hợp này.
Lo sợ những đám cháy bất thình lình, ông Tuấn đã chuẩn bị trước cả bình cứu hỏa đặt ở trong góc nhà. |
Trách nhiệm bóc dỡ phần tôn chung tường thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Dân sự quy định: “1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.”
Trong trường hợp này ông Đô đã sử dụng tài sản là bức tường của nhà ông Tuấn là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của gia đình ông Tuấn. Do đó, ông Đô có trách nhiệm bóc dỡ mái tôn khỏi tường nhà ông Tuấn.
Nếu ông Đô vẫn cố tình không thực hiện, ông Tuấn có quyền yêu cầu các quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân, Tòa án) giải quyết theo quy định của pháp luật.
-
T. Phan