Nóng trong ngày: Lũ về, 'quan huyện' đi nhậu
Dân rốn lũ ngồi trên nóc nhà chờ… cứu trợ
Chòng chành vượt sông tìm chữ mùa lũ
Hình ảnh đối lập về các ‘ông huyện’ lúc bão lũ
Dân rốn lũ ngồi trên nóc nhà chờ… cứu trợ
Chòng chành vượt sông tìm chữ mùa lũ
Hình ảnh đối lập về các ‘ông huyện’ lúc bão lũ
Anh là Cao Chí Nguyên (38 tuổi), trú tại thôn Quang, xã Thượng Hóa. Người
mà mấy hôm nay ai cũng bàn tán, ca ngợi.
Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyên khi cơn lũ vẫn còn chưa rút hết. Nước lũ từ suối Cái đổ về kéo theo bùn lầy vẫn còn nhơ nhớp khắp sân, vườn. Vợ anh là chị Cao Thị Phàng 48 tuổi tiếp chuyện chúng tôi.
Chị Phàng cho biết chồng mình đang nằm trong giường, anh bị gãy tay do giúp dân trong cơn lũ vừa qua.
Thấy có khách vào, anh đã cố gượng dậy để nói chuyện nhưng cũng chỉ ngồi được ở trên giường. Vết thương vẫn làm anh đau đớn.
Ngồi bên 2 đứa con nhỏ, anh kể: Từ chiều 30/9 thôn Quang nước lênh láng,
nhiều nhà dân tràn vô nhà rồi ngập sâu. Anh đã cùng với mấy người trong xóm đi
giúp dân chạy lũ.
Anh đã giúp đưa 48 hộ dân chạy lũ, chuyển đồ đạc, tài sản lên giàn để đồ trên nhà. Khi về đến nhà thì đã 9 giờ đêm. Lúc này nước đã ngập vào nhà gia đình anh. Vợ anh một mình lại còn mắc hai đứa con nhỏ, chuyển không kịp nên bị ướt một số tài sản, quần áo và 2 tạ ngô. Anh vội vàng cùng vợ chuyển hết đồ lên.
Xong việc, anh gọi mấy người cùng sang giúp hàng xóm là chị Cao Thị Hạnh (31 tuổi). Chồng chị là giáo viên đi dạy xa bị lũ chia cắt không về được, nhà lại có con nhỏ nên chị cũng chuyển đồ không kịp.
“Tui cùng mấy người chuyển đồ chạy lũ giúp chị Hạnh. Lúc đang đang đứng ở cầu thang trên gác thì bị trượt chân, rơi từ 3m xuống đất. Lúc đó thấy choáng váng không biết gì, người tức ngực khó thở. Một lúc tỉnh dậy thì thấy cánh tay trái đau nhức, cất lên không được. Mọi người đã đưa ra trạm xá băng bó rồi đưa về nhà”, anh Nguyên kể.
Cũng từ hôm bị gãy tay, do mưa lũ, đường bị chia cắt, bệnh viện lại ở xa không đi được nên anh đành cắn răng chịu đau. Thương chồng, chị Phàng, vợ anh đã phải đi bộ lội nước mấy chục cây số tìm về nhà bố đẻ hái lá thuốc đắp cho chồng. Hiện tay của anh được đắp loại cỏ liền xương. Một bài thuốc dân gian.
“Mấy bữa ni mưa rét, đêm nằm đau nhức anh ấy không ngủ được, cứ trở bên
này rồi lật bên khác. Thương chồng, tôi cũng không ngủ được.” Chị Phàng tâm sự.
Chúng tôi tìm sang nhà chị Cao Thị Hạnh, người được anh Nguyên giúp di dời tài sản rồi bị ngã gãy tay. Chị Hạnh kể: “ Hôm đó khoảng 9 giờ đêm, nước lũ đã trần vào nhà gần 1m, anh Nguyên cùng mấy người đến giúp chuyển đồ lên gác. Khi chuyển gần xong thì anh bị ngã ngất xỉu. em sợ run cả người, luống cuống không biết phải làm gì nữa. May mà anh ấy không có mệnh hệ gì.”
Gia đình anh Nguyên rất khó khăn, nhà chỉ dựa vào 3 sào đất làm ngô. Chưa kịp thu hoạch đã bị lũ nhấn chìm. Hai đứa con, đứa lớn tên Cao thị Mi 7 tuổi, học lớp 2, đứa nhỏ tên Cao Đứa Mạnh 5 tuổi, học mẫu giáo.
“Thấy anh ấy đau nhiều quá, chắc để sang tuần phải đưa anh đến viện khám. Mà trong nhà chưa có tiền. Chưa biết vay mượn nhà ai đây. Họ cũng nghèo đói cả, ngô, lúa chi cũng mất trắng vì lũ rồi.” Chị Phàng lo lắng.
Nói về anh Nguyên, trưởng thôn Quang, ông Đinh Xuân Niêm cho biết: “Trong cơn lũ vừa qua, anh Nguyên Là một người đã giúp hàng chục hộ dân thôn Quang chạy lũ an toàn, còn chuyển tài sản giúp họ nữa.
Nếu không có sự nghĩa hiệp của anh ấy thì nhiều hộ dân vùng lũ này bị thiệt hại nặng, thậm chí còn thiệt hại cả người. Biết anh ấy gặp nạn, chúng tôi đã đến thăm hỏi, động viên anh cố gắng chữa trị chu đáo. Sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị UBND xã ghi nhận và tặng thưởng cho anh.”
Trần Văn – Duy TuấnChúng tôi tìm đến nhà anh Nguyên khi cơn lũ vẫn còn chưa rút hết. Nước lũ từ suối Cái đổ về kéo theo bùn lầy vẫn còn nhơ nhớp khắp sân, vườn. Vợ anh là chị Cao Thị Phàng 48 tuổi tiếp chuyện chúng tôi.
Chị Phàng cho biết chồng mình đang nằm trong giường, anh bị gãy tay do giúp dân trong cơn lũ vừa qua.
Thấy có khách vào, anh đã cố gượng dậy để nói chuyện nhưng cũng chỉ ngồi được ở trên giường. Vết thương vẫn làm anh đau đớn.
Chị Lan đang cột lại cánh tay bị gãy của cho chồng. |
Anh đã giúp đưa 48 hộ dân chạy lũ, chuyển đồ đạc, tài sản lên giàn để đồ trên nhà. Khi về đến nhà thì đã 9 giờ đêm. Lúc này nước đã ngập vào nhà gia đình anh. Vợ anh một mình lại còn mắc hai đứa con nhỏ, chuyển không kịp nên bị ướt một số tài sản, quần áo và 2 tạ ngô. Anh vội vàng cùng vợ chuyển hết đồ lên.
Xong việc, anh gọi mấy người cùng sang giúp hàng xóm là chị Cao Thị Hạnh (31 tuổi). Chồng chị là giáo viên đi dạy xa bị lũ chia cắt không về được, nhà lại có con nhỏ nên chị cũng chuyển đồ không kịp.
“Tui cùng mấy người chuyển đồ chạy lũ giúp chị Hạnh. Lúc đang đang đứng ở cầu thang trên gác thì bị trượt chân, rơi từ 3m xuống đất. Lúc đó thấy choáng váng không biết gì, người tức ngực khó thở. Một lúc tỉnh dậy thì thấy cánh tay trái đau nhức, cất lên không được. Mọi người đã đưa ra trạm xá băng bó rồi đưa về nhà”, anh Nguyên kể.
Cũng từ hôm bị gãy tay, do mưa lũ, đường bị chia cắt, bệnh viện lại ở xa không đi được nên anh đành cắn răng chịu đau. Thương chồng, chị Phàng, vợ anh đã phải đi bộ lội nước mấy chục cây số tìm về nhà bố đẻ hái lá thuốc đắp cho chồng. Hiện tay của anh được đắp loại cỏ liền xương. Một bài thuốc dân gian.
Anh Nguyên ngồi bên hai đứa con nhỏ kể lại việc giúp dân chạy lũ nên mới dẫn đến tai nạn. |
Chúng tôi tìm sang nhà chị Cao Thị Hạnh, người được anh Nguyên giúp di dời tài sản rồi bị ngã gãy tay. Chị Hạnh kể: “ Hôm đó khoảng 9 giờ đêm, nước lũ đã trần vào nhà gần 1m, anh Nguyên cùng mấy người đến giúp chuyển đồ lên gác. Khi chuyển gần xong thì anh bị ngã ngất xỉu. em sợ run cả người, luống cuống không biết phải làm gì nữa. May mà anh ấy không có mệnh hệ gì.”
Gia đình anh Nguyên rất khó khăn, nhà chỉ dựa vào 3 sào đất làm ngô. Chưa kịp thu hoạch đã bị lũ nhấn chìm. Hai đứa con, đứa lớn tên Cao thị Mi 7 tuổi, học lớp 2, đứa nhỏ tên Cao Đứa Mạnh 5 tuổi, học mẫu giáo.
“Thấy anh ấy đau nhiều quá, chắc để sang tuần phải đưa anh đến viện khám. Mà trong nhà chưa có tiền. Chưa biết vay mượn nhà ai đây. Họ cũng nghèo đói cả, ngô, lúa chi cũng mất trắng vì lũ rồi.” Chị Phàng lo lắng.
Nói về anh Nguyên, trưởng thôn Quang, ông Đinh Xuân Niêm cho biết: “Trong cơn lũ vừa qua, anh Nguyên Là một người đã giúp hàng chục hộ dân thôn Quang chạy lũ an toàn, còn chuyển tài sản giúp họ nữa.
Nếu không có sự nghĩa hiệp của anh ấy thì nhiều hộ dân vùng lũ này bị thiệt hại nặng, thậm chí còn thiệt hại cả người. Biết anh ấy gặp nạn, chúng tôi đã đến thăm hỏi, động viên anh cố gắng chữa trị chu đáo. Sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị UBND xã ghi nhận và tặng thưởng cho anh.”
12 tấn gạo vẫn chưa đến được tay người dân lũ Sau gần 3 ngày lũ cô lập hàng ngàn người dân ở xã Tân Hoá, đến ngày 03/10, UBND huyện Minh Hóa mới quyết định cấp 14 tấn gạo cho người dân ở những địa phương bị bị ảnh hưởng nặng cơn lũ vừa qua. Tuy nhiên, khi đã có gạo, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở Quảng Bình vẫn chưa thể tiếp tế đến từng hộ gia đình. Lý do là nước chưa rút hết nên chưa chuyển vào được.
Số lượng 10 tấn gạo cấp cho xã Tân Hóa chưa triển khai được, nguyên nhân do nước rút thấp, tàu, thuyền, ca nô không thể vào bản. Mà vận chuyển bằng đường bộ thì không thể do đường đã bị chia cắt. Trước đó vào ngày 2/10, khi nước lũ đã chia cắt hàng ngàn hộ dân ở một số xã ở huyện Minh Hoá, nhận được thông tin người dân chạy lũ đang đói, khát tại xã Tân Hoá, ông Nhân lại nói rằng, huyện chưa triển khai cứu trợ là do xã Tân Hoá chưa có yêu cầu. Ngày 3/10, trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: Trước khi lũ diễn ra tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người dân chuẩn bị lương thực, tích trữ để khi cần thiết di chuyển tránh lũ có lương thực dùng. Và chuyện gần 3 ngày người dân tránh lũ trên các lèn đá ở Tân Hoá bị đói, khát và không nhận được hàng cứu trợ, ông Hoài nói rằng không nhận được thông tin trên. Và khi đã có quyết định cấp gạo cho dân rốn lũ thì chính quyền huyện Minh Hoá lại chưa tìm được cách chuyển đến tay người dân. Người dân rốn lũ lại phải chờ trong thiếu thốn trăm bề. Duy Tuấn - Trần Văn |