Trước biến động mạnh của giá nguyên liệu đầu vào, hàng loạt mặt hàng thiết yếu trong nước như gas, sữa… lại đang rục rịch tăng giá kể từ đầu tháng 10 tới đây.
Có lẽ mặt hàng đầu tiên mà nhiều người tiêu dùng sẽ nghĩ đến và được nhiều sự quan tâm trong lộ trình tăng giá kể từ đầu tháng 10 này, đó là giá gas.
Tiếp nối đà tăng giá mạnh hồi đầu tháng 9 vừa qua, giá gas trong nước lại đang được các doanh nghiệp cung cấp thông báo có thể tiếp tục tăng mạnh khoảng 20 nghìn đồng/bình 12kg kể từ đầu tháng 10 tới, do chịu tác động của giá thế giới.
Theo một số doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối cho biết, giá gas nhập khẩu chào bán trong tháng 10 đã tăng khoảng 50 USD/tấn so với mức giá công bố hồi đầu tháng 9/2012.
Trước đó, hồi đầu tháng 9, giá bán lẻ gas trong nước đã được các doanh nghiệp phân phối điều chỉnh tăng mạnh thêm 51 nghìn đồng/bình 12 kg, lên mức 418 nghìn đồng/bình.
Giải thích về động thái tăng giá này, ông Đỗ Trung Thành, Phó phòng kinh doanh gas Saigon Petro cho biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ gas trong nước kể từ đầu tháng 9 là do chịu tác động trực tiếp từ giá thế giới. Bằng chứng, giá gas nhập khẩu gas trên thế giới công bố hồi tháng 9 đã tiếp tục tăng mạnh thêm 175 USD/tấn, lên mức 950 USD/tấn.
Cùng với giá gas, giá sữa được dự báo nhiều khả năng có thể tăng mạnh kể từ đầu tháng 10 tới đây. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào liên tục tăng cao.
Cụ thể, Công ty Friesland Campina Việt Nam đã vừa có thông báo dự kiến điều chỉnh giá một số mặt hàng sữa, tăng thêm từ 3,8% đến 5% so với giá bán hiện tại, kể đầu tháng 10 tới đây. Theo đó, hai loại sữa tiệt trùng Cô gái Hà Lan không đường và có đường loại 1 lít có thể sẽ tăng thêm 900 đồng, từ 23.300 lên 24.200 đồng/hộp; Ovaltine hộp 400gr tăng từ 48.500 đồng lên mức 51.000 đồng; Ovaltine hộp giấy 285gr cũng sẽ tăng thêm 1.300 đồng/hộp, lên mức 35.000 đồng/hộp.
Ngoài hai mặt hàng trên, thì theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương trong thời gian tới nhiều mặt hàng trong nước sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh.
Trong đó, đáng chú ý có ngành hoá chất. Bộ Công Thương cho biết, hiện tại một số vùng của Đồng bằng Sông Cửu Long bắt đầu xuống giống cho vụ ba nhưng diện tích chưa nhiều. Các tỉnh miền đông cũng qua thời kỳ chăm sóc cho các loại cây công nghiệp; thị trường phân bón trong nước ổn định; giá có xu hướng giảm do chi phí sản xuất giảm (riêng giá DAP ổn định) nên lượng tiêu thụ phân bón các loại không tăng.
Hoạt động đầu tư trong ngành, cụ thể là Nhà máy Đạm Ninh Bình đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất, tiến hành chạy thử đơn động, liên động tất cả các công đoạn và đi vào vận hành ổn định 24/24 giờ từ ngày 30 tháng 7 với công suất 1.460 tấn phân urê/ngày (bằng 85% công suất thiết kế), góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn cung phân bón cho ngành nông nghiệp và tiết kiệm nguồn ngoại tệ lớn từ nhập khẩu phân bón.
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của Bộ Công Thương, trong thời gian tới, dự báo giá phân bón trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung đáp ứng cho nhu cầu vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần duy trì sản xuất ở mức cao. Tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu đảm bảo chất lượng, có giá tốt nhất để bổ sung cho nguồn cung trong nước. Đặc biệt, cần triển khai thực hiện linh hoạt điều chuyển hàng đến các vùng miền, tăng khả năng cung ứng tại chỗ, can thiệp nhanh khi phát sinh nhu cầu cục bộ tại từng khu vực.
Bên cạnh những mặt hàng đang có chiều hướng đi lên, thì thép xây dựng lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng. Vì vậy, giá cả mặt hàng này suốt thời gian dài dường như đứng im, thậm chí còn giảm xuống.
Bộ Công Thương cho biết, hiện tình hình sản xuất thép trong nước cung vẫn cao hơn cầu, xuất khẩu sụt giảm, trong khi đó nhập khẩu thép vẫn gia tăng. Vì vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ trong mùa xây dựng cuối năm, tránh tồn kho và ứ đọng vốn, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép đã thực hiện các giải pháp như: tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý…
Hiện giá niêm yết trên thị trường đối với loại thép tròn đốt từ 15,1 - 17,1 triệu đồng/tấn; thép cuộn D6 từ 14,9 - 16,9 triệu đồng/tấn (giá xuất xưởng chưa tính thuế, chưa trừ triết khấu). Dự báo, tuy các chính sách vĩ mô đã được nới lỏng nhưng phải có độ trễ nhất định để phát huy tác dụng, nên ngành thép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn.
(Theo VnMedia)
Tiếp nối đà tăng giá mạnh hồi đầu tháng 9 vừa qua, giá gas trong nước lại đang được các doanh nghiệp cung cấp thông báo có thể tiếp tục tăng mạnh khoảng 20 nghìn đồng/bình 12kg kể từ đầu tháng 10 tới, do chịu tác động của giá thế giới.
Theo một số doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối cho biết, giá gas nhập khẩu chào bán trong tháng 10 đã tăng khoảng 50 USD/tấn so với mức giá công bố hồi đầu tháng 9/2012.
Trước đó, hồi đầu tháng 9, giá bán lẻ gas trong nước đã được các doanh nghiệp phân phối điều chỉnh tăng mạnh thêm 51 nghìn đồng/bình 12 kg, lên mức 418 nghìn đồng/bình.
Giải thích về động thái tăng giá này, ông Đỗ Trung Thành, Phó phòng kinh doanh gas Saigon Petro cho biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ gas trong nước kể từ đầu tháng 9 là do chịu tác động trực tiếp từ giá thế giới. Bằng chứng, giá gas nhập khẩu gas trên thế giới công bố hồi tháng 9 đã tiếp tục tăng mạnh thêm 175 USD/tấn, lên mức 950 USD/tấn.
Cùng với giá gas, giá sữa được dự báo nhiều khả năng có thể tăng mạnh kể từ đầu tháng 10 tới đây. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào liên tục tăng cao.
Cụ thể, Công ty Friesland Campina Việt Nam đã vừa có thông báo dự kiến điều chỉnh giá một số mặt hàng sữa, tăng thêm từ 3,8% đến 5% so với giá bán hiện tại, kể đầu tháng 10 tới đây. Theo đó, hai loại sữa tiệt trùng Cô gái Hà Lan không đường và có đường loại 1 lít có thể sẽ tăng thêm 900 đồng, từ 23.300 lên 24.200 đồng/hộp; Ovaltine hộp 400gr tăng từ 48.500 đồng lên mức 51.000 đồng; Ovaltine hộp giấy 285gr cũng sẽ tăng thêm 1.300 đồng/hộp, lên mức 35.000 đồng/hộp.
Ngoài hai mặt hàng trên, thì theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương trong thời gian tới nhiều mặt hàng trong nước sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh.
Trong đó, đáng chú ý có ngành hoá chất. Bộ Công Thương cho biết, hiện tại một số vùng của Đồng bằng Sông Cửu Long bắt đầu xuống giống cho vụ ba nhưng diện tích chưa nhiều. Các tỉnh miền đông cũng qua thời kỳ chăm sóc cho các loại cây công nghiệp; thị trường phân bón trong nước ổn định; giá có xu hướng giảm do chi phí sản xuất giảm (riêng giá DAP ổn định) nên lượng tiêu thụ phân bón các loại không tăng.
Hoạt động đầu tư trong ngành, cụ thể là Nhà máy Đạm Ninh Bình đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất, tiến hành chạy thử đơn động, liên động tất cả các công đoạn và đi vào vận hành ổn định 24/24 giờ từ ngày 30 tháng 7 với công suất 1.460 tấn phân urê/ngày (bằng 85% công suất thiết kế), góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn cung phân bón cho ngành nông nghiệp và tiết kiệm nguồn ngoại tệ lớn từ nhập khẩu phân bón.
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của Bộ Công Thương, trong thời gian tới, dự báo giá phân bón trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước. Vì vậy, để đảm bảo nguồn cung đáp ứng cho nhu cầu vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần duy trì sản xuất ở mức cao. Tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu đảm bảo chất lượng, có giá tốt nhất để bổ sung cho nguồn cung trong nước. Đặc biệt, cần triển khai thực hiện linh hoạt điều chuyển hàng đến các vùng miền, tăng khả năng cung ứng tại chỗ, can thiệp nhanh khi phát sinh nhu cầu cục bộ tại từng khu vực.
Bên cạnh những mặt hàng đang có chiều hướng đi lên, thì thép xây dựng lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng. Vì vậy, giá cả mặt hàng này suốt thời gian dài dường như đứng im, thậm chí còn giảm xuống.
Bộ Công Thương cho biết, hiện tình hình sản xuất thép trong nước cung vẫn cao hơn cầu, xuất khẩu sụt giảm, trong khi đó nhập khẩu thép vẫn gia tăng. Vì vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ trong mùa xây dựng cuối năm, tránh tồn kho và ứ đọng vốn, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép đã thực hiện các giải pháp như: tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý…
Hiện giá niêm yết trên thị trường đối với loại thép tròn đốt từ 15,1 - 17,1 triệu đồng/tấn; thép cuộn D6 từ 14,9 - 16,9 triệu đồng/tấn (giá xuất xưởng chưa tính thuế, chưa trừ triết khấu). Dự báo, tuy các chính sách vĩ mô đã được nới lỏng nhưng phải có độ trễ nhất định để phát huy tác dụng, nên ngành thép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn.
(Theo VnMedia)