Gia đình Việt sẽ phải đối mặt với diễn biến phức tạp của bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, quan hệ tình dục và hôn nhân đồng giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục, bất bình đẳng giới trong gia đình.
Những “ngôi nhà ma” giữa lòng Hà Nội
Những sự thật chỉ biết khi đã vào phòng đẻ
Làng quê náo động vì gái gọi tràn về
Hội thảo khoa học quốc tế “Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập” diễn ra trong ngày 29/11 tại trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã chỉ ra những thách thức mà gia đình Việt đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập.
Đối mặt với nhiều thách thức.
Dưới tác động của quá trình hội nhập, gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của gia đình, dân tộc với việc tiếp thu yếu tố mới của xã hội hiện đại; xuất hiện tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên dẫn đến gia đình thiếu ổn định, thiếu bền vững.
GS.TS. Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển cho biết, gia đình là một thiết chế xã hội cơ bản, là môi trường quan trọng nhất để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, là nơi bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Nhưng hiện nay, trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam đang có nhiều biến đổi sâu sắc và đang đứng trước những khó khăn, thách thức và dấu hiệu của sự khủng hoảng.
Bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, quan hệ tình dục và hôn nhân đồng giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục, bất bình đẳng giới trong gia đình đang diễn biến phức tạp. |
Bà Quý phân tích: “Nếu như trước đây, gia đình Việt Nam coi đạo đức là cơ bản (trọng nghĩa, khinh tài) thì ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giá trị đồng tiền đã và đang len lỏi vào các mối quan hệ gia đình. Cha mẹ mải kiếm tiền khiến việc chăm sóc và giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ già bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở nhiều nơi và nhiều lúc, các mối quan hệ gia đình đã bị đổ vỡ, con cái bất hiếu, bỏ rơi thậm chí hỗn xược, đánh đập, giết hại cha mẹ già. Người lớn không quan tâm hoặc buông xuôi trách nhiệm trong việc chăm lo dạy dỗ con trẻ khiến tỷ lệ phạm tội của thanh thiếu niên ngày càng tăng”.
Theo bà Quý, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quá trình hội nhập, lối sống tự do của các xã hội công nghiệp phát triển xâm nhập vào nước ta nhưng nó lại chưa phù hợp với trình độ phát triển và truyền thống của xã hội ta.
“Ngày nay chính trong các nước phát triển, nơi mà nền văn mình vật chất đã cung cấp những tiện nghi hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống con người thì cũng chính ở đây xuất hiện khủng hoảng ngày càng trầm trọng chuẩn mực gia đình và văn hóa gia đình. Lối sống độc thân và tự do cá nhân đưa tới các mối quan hệ lỏng lẻo của gia đình, sự phát triển hiện tượng ngoại tình, tình trạng bỏ rơi con cái. Những hậu quả của nó là nạn tự tử, các vụ tội phạm, sự mất phương hướng của giới trẻ, sự cô độc của người già. Chính những hiện tượng này đã đe dọa nghiêm trọng không chỉ gia đình mà còn tới an ninh và ổn định xã hội”, bà Quý phân tích thêm.
Đưa bộ môn Gia đình vào trường học
Đào tạo ngành Gia đình học trình độ đại học là giải pháp được đưa ra để củng cố, ổn định và phát triển gia đình Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Bích Liên cho biết, trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam đang có nhiều biến đổi sâu sắc và đang đứng trước những khó khăn, thách thức cần giải quyết. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình - đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác gia đình.
Đưa bộ môn Gia đình vào trường học là giải pháp để củng cố, ổn định và phát triển gia đình Việt Nam trong quá trình hội nhập. |
Theo lộ trình, trong giai đoạn 2010 – 2014 sẽ xây dựng chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình và văn hóa, Văn hóa học gia đình (thuộc ngành Quản lý văn hóa); từ năm 2015 - 2020 sẽ triển khai, đào tạo thí điểm ngành Gia đình học trình độ đại học. Ngành Gia đình học ra đời góp phần xóa đi khoảng trống về kiến thức gia đình đối với cán bộ văn hóa làm công tác gia đình ở cơ sở.
PGS. TS Nghệ sĩ Ưu tú Đinh Thị Vân Chi – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết nhà trường đã triển khai đào tạo môn Văn hoá gia đình, đang xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý nhà nước về gia đình, tiến tới hình thành ngành Gia đình học.
“Ngành gia đình học trên Thế giới là ngành rất mới, ở Việt Nam còn chưa ra đời, do vậy việc đưa ngành học vào giảng dạy và học tập tại trường cũng phải trải qua nhiều lộ trình mới có thể áp dụng thành công”, bà Chi nói.
La Hoàn