Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?

Ảnh mang tính minh họa

Sáng ngày 30/7, một cô gái khá xinh cùng mẹ rụt rè gõ cửa Phòng khám Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Cô gái tên TV.Linh (nhà ở Hà Nội, vừa đi du học ở Úc về). Gần đây, cô hay mất ngủ, không thích giao tiếp, lúc nào cũng buồn rầu.
 
Thấy con có biểu hiện khác thường, bố mẹ cô đã thuyết phục con đến gặp bác sĩ. Mẹ của cô bé cũng được ngồi cạnh và bất ngờ khi thấy con nói với bác sĩ: Đã nhiều lần cô muốn tự sát! Thì ra, cô đã bị trầm cảm cách đây hơn 5 năm, tức là khi mới đi du học.
 
Thỉnh thoảng cô có hút thuốc lá, khi không ngủ được thì uống thuốc ngủ. Trong quá trình tiếp xúc với bác sĩ, chúng tôi thấy cô luôn ngơ ngác, hơi lúng túng khi diễn đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt, mặt hay cúi xuống, lúc lại vân vê tà áo hoặc cắn móng tay...

Sau khi trò chuyện với cô gái khá lâu, BSCK II Nguyễn Văn Dũng cho biết, đây là trường hợp bị rối loạn cảm xúc. Rất may là cô bé đã đến viện khi chưa quá muộn. Điều khó khăn là cô gái không chịu uống thuốc bác sĩ kê, chỉ nhận mình có vấn đề về tâm lý nhưng không phải bị bệnh.
 
Cô gái một mực xin được nằm viện một thời gian để ổn định tâm lý. Bác sĩ và mẹ cô bé bước đầu phải chấp nhận đề nghị này.

BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).

(Theo Hoài Hương/ Kiến thức)

TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố